Giá dầu WTI tương lai giảm 1,42 USD, tương đương 2,5%, xuống 55,8 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 57,88 USD/thùng, cao nhất kể từ giữa tháng 11.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,24 USD, tương đương 1,9%, xuống 65,07 USD/thùng.
Chốt tuần, giá dầu Brent giảm 3,3%, giá dầu WTI giảm 2,7%.
Giá dầu ngày 1/3 giảm 2%, chốt tuần giảm 3% (Ảnh Internet) |
Chỉ số hoạt động sản xuất của Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) cho thấy sản xuất trong tháng 2 của nước này xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2016 và dưới kỳ vọng.
“Kinh tế giảm tốc là tin xấu với giá dầu”, theo John Kilduff, Again Capital LLC, New York.
“Tôi nghĩ thị trường đang lo sợ. Khi họ có số liệu, họ phản ứng”, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, Chicago, nói.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 giảm. Xuất khẩu của Hàn Quốc thu hẹp với tốc độ nhanh nhất gần 3 năm do lực cầu từ Trung Quốc nguội lạnh. Dù vậy, việc tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển, vẫn gia tăng.
Nguy cơ nhu cầu năng lượng giảm có thể xóa bỏ tác động từ chính sách giảm sản lượng của OPEC. Khảo sát của Reuters cho thấy OPEC chỉ bơm 30,68 triệu thùng/ngày trong tháng 2, giảm 300.000 thùng/ngày so với tháng 1 và là mức thấp nhất của OPEC từ năm 2015.
Tại Venezuela, sản lượng xuất khẩu giảm 40% xuống 920.000 thùng/ngày sau khi bị Mỹ trừng phạt hôm 28/1.
OPEC cùng đồng minh đang triển khai kế hoạch giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để thúc đẩy giá. Trong khi đó, sản lượng tại Mỹ lại cao kỷ lục. Tuy nhiên, các công ty Mỹ trong tuần đã giảm số lượng giàn khoan hoạt động 10 xuống còn 843 giàn khoan, thấp nhất kể từ tháng 5/2018.
VT