iPhone không bị cấm bán ở Mỹ |
Trước đó, cả giới công nghệ đều chờ đợi phán quyết sẽ được đưa ra bởi ITC về việc liệu có nên cấm bán và nhập khẩu đối với một số mẫu iPhone tại Mỹ hay không.
Phán quyết này về cơ bản là xem xét một quyết định được đưa ra từ tháng 9 năm ngoái từ Thẩm phán Thomas Pender. Ông cho rằng Apple đã vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm, liên quan đến tính năng tiết kiệm năng lượng trên iPhone nhưng không cấm bán iPhone vì ảnh hưởng đến thị trường chip modem.
Trong khi đó, Thẩm phán ITC MaryJoan McNamara đã ra phán quyết rằng một số mẫu iPhone của Apple sử dụng chip modem Intel đã vi phạm một vài bằng sáng chế của Qualcomm. Khác với Thẩm phán Pender, Thẩm phán McNamara khuyến nghị lệnh cấm nhập khẩu đối với một số mẫu iPhone từ Trung Quốc.
Một quyết định lớn khác được đưa ra từ cuộc chiến tòa án giữa Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Qualcomm. Trong trường hợp này, FTC lập luận rằng Qualcomm đã vi phạm luật chống độc quyền với chính sách “không giấy phép, không chip”.
Phiên tòa xét xử không có bồi thẩm đoàn được chủ tọa bởi Thẩm phán Lucy Koh, một cựu chiến binh của nhiều cuộc chiến pháp lý trong thế giới công nghệ, bao gồm cả phiên tòa đầu tiên của Apple và Samsung.
Nếu Thẩm phán Koh xử theo hướng có lợi cho FTC, Qualcomm có thể buộc phải thay đổi cách bán chip cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh. Ngoài ra, Qualcomm còn phải ra tòa vào tháng tới vì bị buộc tội độc quyền cùng Apple với tư cách là nguyên đơn.
Apple và Qualcomm đã có vô số các “trận chiến” tại tòa án trong năm nay và hai công ty có lẽ đã đóng góp khá nhiều cho các luật sư. Ví dụ, trong vài tháng qua, Qualcomm đã thắng các vụ vi phạm bằng sáng chế chống lại Apple tại Trung Quốc, Đức và Mỹ.
Cổ phiếu của Apple và Qualcomm đều có những phản ứng với hai quyết định này. Khi khuyến nghị của Thẩm phán McNamara ủng hộ lệnh cấm được công bố trước đó, cổ phiếu của Apple đóng cửa đã giảm 1%, xuống còn 186,79 USD (tương đương 4,34 triệu đồng).
Lê Minh