Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 496,87 điểm, còn 24.100,51 điểm, đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5. Trong đó, cổ phiếu của Apple và Johnson & Johnson rớt giá mạnh nhất. Từ đầu năm đến nay, Dow Jones đã mất 2,5%.
Chỉ số S&P 500 giảm 1,9%, xuống 2599,95 điểm, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4, các ngành công nghệ và sức khoẻ có diễn biến tệ nhất.
Chỉ số Nasdaq Composite sụt 2,26% xuống 6910,66 điểm. Trong năm nay, chỉ này chỉ ghi nhận mức tăng là 0,11%. Cú sụt giảm ngày thứ Sáu cũng đã xoá sạch thành quả của các chỉ số chính trong tuần giao dịch vừa rồi.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu cũng đánh dấu thời điểm tất cả các chỉ số lớn đến tiến sát đến mức điều chỉnh lần đầu tiên từ tháng 3 năm 2016, giảm ít nhất 10% so với mức đỉnh trong 52 tuần.
Ảnh Internet |
Trung Quốc công bố sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của tháng 11 không đạt kỳ vọng. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc có thể đang chậm lại. Số liệu cũng thể hiện rõ những rủi ro ngày càng lớn đối với nền kinh tế nước này khi Bắc Kinh đang phải nỗ lực để giải quyết cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc tăng 5,4% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm. Còn doanh số bán lẻ cũng ghi nhận mức tăng thấp nhận kể từ năm 2003.
Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng có diễn biến tương tự sau khi công bố số liệu kinh tế thấp hơn dự báo. Chỉ số IHS Markit Flash Eurozone PMI giảm xuống còn 51,7 điểm trong tháng 12, đây là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Trong một thông cáo báo chí, IHS Market cho biết: "Số lượng doanh nghiệp mới gần như không đổi, số lượng việc làm mới cũng xuống mức thấp trong 2 năm và tâm lý doanh nghiệp đi xuống".
Hồi đầu tuần, thị trường có những dấu hiệu khả quan hơn bởi hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến một thoả thuận thương mại. Hôm thứ Sáu, Trung Quốc cho biết sẽ dừng áp dụng một mức thuế bổ sung đối với ô tô của Mỹ và xác nhận sẽ giảm 40% phí nhập khẩu ô tô của Mỹ xuống còn 15% trong vòng 90 ngày.
Nhưng những bất ổn xung quanh các cuộc đàm phán khiến các nhà đầu tư lo ngại. Theo dữ liệu từ dịch vụ nghiên cứu Lipper, 46 tỷ USD đã được rút ra từ các quỹ tương hỗ và ETF chỉ trong vòng 1 tuần, con số lớn nhất từ trước đến nay.
Cổ phiếu của Apple đã giảm 3,2% sau khi nhà phân tích Ming-Chi Kuo, tại TF International Securities, cắt giảm 20% ước tính về sản lượng tiêu thụ iPhone.
Johnson & Johnson, một thành viên khác của Dow Jones, đã giảm 10% sau khi Reuters đưa tin rằng công ty này biết rằng chất aimăng có trong bột phấn rôm cả hàng thập kỷ.
Cổ phiếu ngành tài chính của S&P 500 đóng cửa phiên với mức giảm 20,06% so với mức cao nhất trong 52 tuần, chính thức bước vào "thị trường gấu". Lĩnh vực này đã giảm 1% vào thứ Sáu khi lo ngại về tăng trưởng toàn cầu khiến các cổ phiếu ngành ngân hàng rớt giá.
VT