Dầu thô Brent giao sau giảm 1,2 USD hay 1,95% kết thúc phiên 11/1 tại 60,48 USD/thùng. Dầu WTI giao sau giảm 1 USD hay 1,9% xuống 51,59 USD/thùng. Tuy nhiên, cả hai loại dầu này vẫn tăng tuần thứ hai liên tiếp, với dầu Brent tăng khoảng 6% và WTI tăng khoảng 7,6%.
Dầu Brent có chuỗi tăng 9 ngày đầu tiên kể từ tháng 9/2007. WTI cũng đạt 9 ngày tăng liên tiếp vượt kỷ lục trong năm 2010.
Dự đoán cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Washington và Bắc Kinh có thể được ngăn chặn đã hỗ trợ các thị trường trong đầu tuần. Ba ngày đàm phán giữa 2 siêu cường kinh tế đã kết thúc vào ngày 9/1 mà không có thông báo cụ thể, nhưng các cuộc thảo luận cấp cao hơn có thể thiết lập cuối tháng này.
Ảnh Internet |
Các nhà đầu tư trên thị trường vẫn thận trọng về một loạt số liệu kinh tế gần đây làm dấy lên mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Trung Quốc dự định mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tới 6,5% trong năm 2019 thấp hơn so với mục tiêu khoảng 6,5% năm ngoái, do Bắc Kinh đối phó với thuế quan cao của Mỹ và nhu cầu trong nước suy giảm.
Về mặt nguồn cung, các thị trường dầu mỏ đã nhận được hỗ trợ từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC và liên minh ngoài OPEC, gồm Nga.
Nga đã giảm sản lượng dầu xuống trung bình 11,38 triệu thùng/ngày từ ngày 1 tới 10/1 so với kỷ lục 11,45 triệu thùng/ngày tháng trước.
Đóng vai trò quan trọng trong dư thừa dầu là Mỹ. Công ty tư vấn năng lượng JBC trong tuần này cho biết có thể sản lượng dầu thô của Mỹ tăng đáng kể trên 12 triệu thùng/ngày trong tháng này.
Tuy nhiên, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã cắt giảm 4 giàn khoan, giảm tuần thứ hai liên tiếp, các các nhà sản xuất trở nên thận trọng trong kế hoạch khoan dầu của họ.
VT