Trung Quốc cũng đã từng dùng quyền kiểm soát đất hiếm để chiến thắng đối thủ |
Một trong những vũ khí chiến lược mà Trung Quốc có thể dùng đến chính là việc Trung Quốc dùng thế thống trị của mình để gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Trung Quốc hiện đang giữ vai trò nhà cung cấp vô cùng quan trọng nhiều loại nguyên liệu cực kỳ quan trọng giúp nhiều nhà máy của thế giới duy trì hoạt động; có thể kể đến các chất sử dụng trong sản phẩm bán dẫn, pin, bóng đèn và nguyên liệu đốt nóng, đặc biệt là đất hiếm.
Trung Quốc cũng đã từng dùng quyền kiểm soát đất hiếm để chiến thắng đối thủ. Năm 2010, Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật trong 2 tháng, khi hai nước có tranh chấp lãnh thổ. Các nhà đầu cơ lập tức mua gom đất hiếm đẩy giá đất hiếm tăng “trên trời”.
Sẽ thật khó để ngành sản xuất duy trì công việc của mình nếu không sử dụng đất hiếm. Đất hiếm được dùng trong sản xuất các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại thông minh, tivi, máy sấy tóc, ôtô điện và ôtô lai xăng - điện.
Hoạt động tìm kiếm và sản xuất đất hiếm trên quy mô lớn chỉ có ở hai nơi trên thế giới: Trung Quốc và Malaysia. Ngay cả nếu Trung Quốc không gây gián đoạn nguồn cung trong trường hợp có chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ vẫn nắm thế kiểm soát thị trường đất hiếm trong một thời gian dài sắp tới vì Trung Quốc thống trị hoạt động nghiên cứu và phát triển các nguyên tố đất hiếm này.
Lê Minh