Khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Venezuela khiến cho sản lượng dầu thô của nước này giảm ít nhất 500.000 thùng/ngày |
Theo các phân tích, đánh giá đăng tải trên tờ The Telegraph, viễn cảnh giá dầu nói trên hoàn toàn có thể xảy ra khi các cuộc khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại những nước xuất khẩu dầu mỏ, đã đẩy giá dầu thô Brent Biển Bắc trong tuần qua tăng khoảng 60% so với tháng 6/2017, lên ngưỡng 77 USD/thùng - mức cao nhất trong 3 năm rưỡi qua.
Trong khi đó, nỗ lực chung tay hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dầu mỏ trên thế giới kéo dài 4 năm qua đã làm mất đi yếu tố “giảm xóc” an toàn để đối phó với những cú sốc về nguồn cung.
Cùng với đó, làn sóng cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ từ năm 2014 bắt đầu cho thấy những hệ quả, với việc các mỏ dầu đang dần cạn kiệt nhưng lại không có các mỏ khác để thay thế.
Trong khi đó, sản lượng từ các mỏ dầu thông thường bắt đầu tăng lên, song chúng lại bắt đầu bước vào chu kỳ đi xuống trong năm nay, với sản lượng dự báo nhanh chóng giảm 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Venezuela khiến cho sản lượng dầu thô của nước này giảm ít nhất 500.000 thùng/ngày.
Ngoài ra, những hạn chế về hạ tầng cung ứng dầu mỏ như việc thiếu hệ thống ống dẫn dầu, đã gây cản trở cho việc dẫn dầu từ các nơi khai thác dầu đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ khiến sản lượng dầu đá phiến không kịp tăng để bù đắp.
Tất cả những yếu tố này có thể “góp gió thành bão”, mà theo nhận định của công ty quản lý đầu tư trong lĩnh vực năng lượng Westbeck Capital - có trụ sở tại London, có thể dẫn tới một “cú sốc” dầu mỏ ngay trong năm 2019.
Westbeck Capital dự báo, giá dầu thô có thể chạm mức 100 USD/thùng và ký ức hồi tháng 7/2008 gợi lại khả năng “vàng đen” có thể chinh phục ngưỡng 150 USD/thùng, một mức giá được dự báo có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu.
Lê Minh