Niwat Adirek, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành BCPG cho biết: “Hệ thống truyền tải sẽ không chỉ phục vụ nhu cầu điện cao ở Việt Nam mà còn tăng cường phát triển năng lượng tái tạo của chúng tôi về lâu dài”.
Nhà máy thủy điện Nậm San 3A 69 MW ở Bắc Lào. BCPG Plc |
Công ty đã đầu tư mạo hiểm để vận hành hệ thống truyền tải điện áp 220 KW sau khi mua lại 32 triệu USD cổ phần của công ty Nam Tai Power Sole có trụ sở tại Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán điện giữa hai quốc gia.
Sở hữu 25% cổ phần tại Nam Tai Power Sole, BCPG nhận được quyền vận hành đường dây truyền tải điện qua biên giới cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Khoản đầu tư được thực hiện thông qua BCPG Indochina Co., 100% vốn sở hữu của BCPG.
Ông Niwat cho biết, thông qua hệ thống truyền tải và các trạm biến áp đã hoàn thành việc xây dựng hơn 90%, BCPG sẽ cung cấp "điện xanh" từ dự án thủy điện Nậm Tai.
“Việc đầu tư vào Nam Tai Power Sole là cơ hội tốt để BCPG mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh truyền tải điện và trạm biến áp. Đường truyền cũng là một cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cả Lào và Việt Nam", ông Niwat nói
Dự án này sẽ được kết nối với các dự án năng lượng tái tạo khác gần đó để bán điện từ Lào cho EVN, với công suất truyền tải được thiết kế lên đến 800 megawatt. Ông Niwat cho biết hệ thống này cũng có thể được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện mới trong tương lai.
BCPG trước đó đã mua lại hai nhà máy thủy điện - 69MW Nam San 3A và 45MW Nam San 3B - cả hai đều nằm ở tỉnh Xiangkhouang ở đông bắc Lào. Hai nhà máy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao công suất trong quý 3 năm ngoái nhờ lượng mưa cao hơn ở Lào.
Dự án sẽ góp phần tăng cường sự ổn định cho hệ thống điện của Việt Nam, vì phần lớn điện năng của nó sẽ được tạo ra trong mùa khô, bổ sung cho nguồn thủy điện hiện có của Việt Nam, chủ yếu được tạo ra trong mùa mưa.
Lào có mục tiêu đầy tham vọng là trở thành “Bình ắc quy của ASEAN”. Lào và Việt Nam có thỏa thuận buôn bán điện qua biên giới với tổng công suất 5.000MW, do đó có nhiều cơ hội để đầu tư.
Nhà chức trách Thái Lan nói rằng BCPG duy trì kế hoạch chi 45 tỷ baht mở rộng kinh doanh trong khoảng thời gian 2020-2024 và dự kiến tăng tổng công suất phát điện từ 452 MW lên 842 MW. Nguồn vốn này sẽ dành cho các dự án ở công ty ở Lào, 3 nhà máy điện Mặt trời ở Nhật Bản cũng như dự án hệ thống làm mát (DCS) tại khu nhà của đại học Chulalongkorn ở Bangkok.
Đầu tháng này, BCPG đã công bố kế hoạch mở rộng đầu tư trong vòng 5 năm vào năng lượng sạch ở các nước phát triển và các thị trường tăng trưởng, đặc biệt là Đài Loan, để đạt được hiệu quả quản lý rủi ro tốt hơn. Đài Loan là thị trường tiềm năng vì đang thúc đẩy phát triển năng lượng sạch.
Thành An