Recruitery, một công ty chuyên tìm kiếm nguồn nhân lực tại Việt Nam, cho biết mạng lưới dịch vụ của công ty cung cấp cho các khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm ứng viên ở Việt Nam và Philippines đã tăng 300% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, số lao động trong nước có việc làm lại giảm 51%.
Hoạt động sản xuất giảm do đơn đặt hàng toàn cầu giảm đã gây thiệt hại cho việc làm tại các tỉnh và thành phố phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam. |
Với tình hình kinh tế tiếp tục suy thoái, các công ty lớn hay nhỏ đều đang chịu những ảnh hưởng và cắt giảm lực lượng lao động. Tuy nhiên, lao động có kỹ năng của Việt Nam và Philippines vẫn có khả năng và thu hút hàng nghìn việc làm từ các nhà tuyển dụng.
"Trong khi Việt Nam thu hút việc làm trong lĩnh vực phần mềm, sản phẩm, tiếp thị và kế toán, các doanh nghiệp đang tìm nguồn cung ứng chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, dịch vụ khách hàng và bán hàng từ Philippines", Giám đốc điều hành của Recruitery Toàn Nguyễn cho biết.
Khi tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn gây ra tình trạng sa thải nhân công trên diện rộng và thắt chặt ngân sách kinh doanh, các công ty ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chuyển sang tìm kiếm những người lao động có kỹ năng với chi phí tiền lương phải chăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam và Philippines.
Recruitery, có văn phòng tại Singapore, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia và phục vụ khoảng 300 khách hàng, cho biết nguyên nhân chính của xu hướng này là do các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Các công ty trên toàn thế giới đang thu hẹp quy mô để cắt giảm chi phí. Tuyển dụng từ các nước đang phát triển như Việt Nam , Ấn Độ và Philippines giúp họ tiếp cận với nguồn lao động giá rẻ nhưng có tay nghề cao.
Một lý do khác chính là sự gần gũi và văn hóa. Các công ty đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong v.v. có sự gần gũi về khu vực và quan hệ văn hóa với Việt Nam và Philippines. Điều này tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ và sự hợp tác dễ dàng hơn.
Nguồn lao động có kỹ năng ngày càng tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng tuyển dụng này gia tăng. Với dân số hơn 97 triệu người, Việt Nam có dân số trẻ và đông đảo, hơn 50% công dân ở độ tuổi dưới 30. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra đội ngũ nhân tài gồm 1,3 triệu chuyên gia CNTT đến năm 2025, điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc phát triển lực lượng lao động lành nghề. Tương tự, Philippines có hơn 100 triệu dân, khoảng 60% dân số ở độ tuổi dưới 30. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính tại quốc gia này, điều này có lợi cho các doanh nghiệp muốn đào tạo nhân viên của họ bằng tiếng Anh.
Các công ty công nghệ chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị
Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam, đã trở thành một lựa chọn thay thế cho các công ty muốn chuyển địa điểm hoạt động khỏi Trung Quốc. Với lực lượng lao động lành nghề và tiết kiệm chi phí, một chính phủ ổn định và sự tập trung ngày càng tăng vào các ngành công nghệ cao. Chi phí lao động thấp, đội ngũ nhân tài dồi dào và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã thu hút các nhà cung cấp của Apple, Google và Amazon thâm nhập vào các nước châu Á lân cận.
Samsung vừa khai trương trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội , trong khi gã khổng lồ công nghệ Đức Bosch đang lên kế hoạch có 6.000 kỹ sư cho R&D và nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam vào năm 2025 .
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục khi các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc do chi phí gia tăng và căng thẳng địa chính trị.
T.V