Derek Zen - Giám đốc điều hành của công ty bất động sản Road King Infrastructure, cho biết: “Chúng tôi không nghĩ rằng các chính sách sẽ được nới lỏng trong thời gian tới. Môi trường kinh doanh sẽ trở nên thách thức hơn và khốc liệt hơn. Chỉ những công ty có nguồn tài chính vững mạnh mới có thể sống sót qua thời gian khó khăn sắp tới”.
Đa dạng hóa các dự án
Trong một nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế thị trường, kể từ tháng 9 năm ngoái cho tới nay, chính quyền tại hơn 45 thành phố ở Trung Quốc đã tung ra các biện pháp nhằm hạn chế việc mua nhà như ban hành quy định thiết lập mức tiền đặt cọc nhiều hơn, các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn và hạn chế những người mua không có hộ khẩu hay người mua nhà lần hai.
Ngoài ra, quyết định ngừng giao dịch trái phiếu tại các sàn giao dịch ở Thượng Hải và Thâm Quyến khiến nhiều công ty phải huy động vốn ở nước ngoài dưới hình thức trái phiếu USD, hoặc các hợp đồng vay vốn từ những nguồn khác.
Một số công ty chọn giải pháp đa dạng hóa các dự án bất động sản ở những địa bàn khác. Chẳng hạn, Road King đã trở lại thị trường Hong Kong sau nhiều năm vắng mặt, một phần vì những hạn chế ở đại lục.
Các công ty bất động sản lớn của Trung Quốc khác, bao gồm HNA Group, KWG Property Holding và Logan Property Holdings, gần đây đã giành được những dự án lớn tại Hong Kong.
“Chúng tôi muốn cân bằng các hoạt động kinh doanh giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong để giảm thiểu các nguy cơ”, ông Derek nói thêm.
Road King, cũng từng phát hành hai đợt trái phiếu trị giá 950 triệu USD vào nửa cuối năm 2016 và huy động thêm 300 USD hồi tháng 2 năm nay dưới dạng trái phiếu không thời hạn.
Trong khi một số công ty tìm kiếm nguồn vốn ở thị trường ngoài lục địa, một số khác lại có những giải pháp khác khá sáng tạo. Chẳng hạn, một số công ty vay vốn nhờ các hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hay các trái phiếu liên ngân hàng. Các khoản ghi chú trung hạn được phát hành trên thị trường liên ngân hàng.
Giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc vẫn tăng 0,6% trong tháng 3
Các giải pháp khác
Mới đây, hôm 26/4, tập đoàn Shimao Property Holdings đã tổ chức một hội nghị thông báo chi nhánh tại Thượng Hải của tập đoàn này và nhận được quyền phát hành trái phiếu liên ngân hàng trong vòng 2 năm, trị giá lên đến 6,5 tỷ nhân dân tệ.
Theo Eva Lau - phụ trách quản lý quan hệ đầu tư của Shimao, công ty cũng đang đàm phán với các ngân hàng để huy động thêm một khoản vay trị giá 500 - 800 triệu USD trong vòng 4 năm và thỏa thuận có thể được chính thức ký vào tháng 6 năm nay. Bà Lau nói, sở dĩ tập đoàn của bà có lợi thế khi đàm phán các khoản vay với ngân hàng là nhờ vào doanh thu ổn định từ các tài sản thương mại cũng như các bất động sản nhà ở.
Một số công ty bất động sản khác, đặc biệt là các công ty niêm yết ở sàn chứng khoán Hong Kong, đã tận dụng được thị trường trái phiếu kể từ khi thị trường hối đoái nới lỏng các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2015 để huy động nguồn vốn.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu từ Cục Dự trữ Quốc gia Của Thống kê, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để làm dịu đi thị trường nhà ở, nhưng giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc vẫn tăng 0,6% trong tháng 3.
Ross Lee, một chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Trung Quốc dự đoán chính sách thắt chặt sẽ tiếp tục. Ông Lee cho biết: “Chúng tôi cho rằng chính sách thắt chặt hiện nay sẽ tập trung vào thành phố lớn, nhằm vào các thương vụ bán lẻ thay vì thắt chặt thị trường trên toàn quốc. Các công ty bất động sản đầu tư vào các thành phố cấp thấp hơn sẽ vẫn được hỗ trợ”.
Đó cũng chính là lý do mà nhiều công ty lớn trong danh sách đánh giá của tổ chức tài chính Moody’s vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu cao trong năm 2017 để chiếm thêm thị phần, ông Leung, chuyên gia của tổ chức này cho hay.
Moody’s cũng lưu ý rằng nhu cầu tái cấp vốn của các công ty bất động sản sẽ tăng đáng kể trong năm tới, bởi vì nhiều trái phiếu của họ sẽ trở nên có lãi hoặc đáo hạn vào năm 2018.
Chí Hiếu