![]() |
OPEC sẽ gia hạn cho bản thỏa thuận giữa các nước khai thác dầu mỏ
Phát biểu hôm thứ Năm (20/4), Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Xê-út, cho biết, sự đồng thuận ngày càng cao giữa các nước khai thác dầu mỏ về bản thỏa thuận hạn chế cung cấp dầu sẽ được gia hạn sau sáu tháng đầu năm, song tới nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý. “Có đồng thuận trong việc xây dựng bản thỏa thuận nhưng nó vẫn chưa được thực hiện”, ông Falih nói với các phóng viên bên lề hội nghị được tổ chức tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Khi được hỏi về Nga, nước khai thác dầu mỏ không thuộc OPEC, ông Falih trả lời: “Chúng tôi sẽ nói chuyện với tất cả nước. Chúng tôi không chắc đạt được một bản thỏa thuận nhưng sự đồng thuận đang được xây dựng”.
Cũng tại sự kiện này, ông Essam al-Marzouq, Bộ trưởng Dầu mỏ của Kuwait, cho biết ông kỳ vọng được chứng kiến sự gia hạn của bản thỏa thuận. “Chúng ta có được sự gia tăng đáng kể về sự tuân thủ từ các nước không thuộc OPEC, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc gia hạn thỏa thuận này. Còn nước Nga vẫn đang trên bàn đàm phán sơ bộ… Việc tuân thủ từ Nga rất tốt. Mọi người sẽ tiếp tục đàm phán trên cùng một cấp độ”, ông Marzouq phát biểu.
Nếu các nước khai thác dầu mỏ OPEC và không thuộc OPEC cùng quyết định gia hạn cho bản thỏa thuận sáu tháng nữa, việc cắt giảm có thể trở nên ít sâu hơn do nhu cầu về dầu được kỳ vọng trở nên mạnh hơn vì lý do mùa vụ vào sáu tháng cuối năm 2017, ông Marzouq cho biết.
Ông Marzouq cũng cho biết, OPEC sẽ gia hạn cho bản thỏa thuận nếu có sự đồng thuận giữa các nước khai thác dầu mỏ không thuộc OPEC và những nước luôn tìm kiếm các thành viên không thuộc OPEC để tham gia bản thỏa thuận.
Hiện tại, có một quốc gia ở châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập này, ông Marzouq tiết lộ nhưng không nêu cụ thể. OPEC cũng quan tâm tới việc các nước không thuộc OPEC thể hiện vai trò của mình trong việc cắt giảm trữ lượng dầu nhằm hỗ trợ tăng giá, hiện đạt gần 55 USD/thùng. Dầu thô hiện đã tăng lên so với mức giảm thấp dưới 30 USD/thùng vào năm ngoái.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp vào ngày 25/5 tới đây để thảo luận về việc mở rộng hạn ngạch cung cấp với các quốc gia không thuộc OPEC, hiện khai thác được tổng số 1,8 triệu thùng/ngày, với 2/3 sản lượng đến từ OPEC.
Ông Falih cho biết, đã có “một thỏa thuận ban đầu” rằng cắt giảm dầu có thể cần gia hạn để làm giảm trữ lượng toàn cầu nên các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
“Mục tiêu của chúng ta là mức trữ lượng. Đây chính là chỉ số xác định chủ đạo cho sự thành công của sáng kiến này”, ông Falih nói. Mặc dù trữ lượng dầu ngoài biển và ở các nước khai thác đã giảm, song trữ lượng này vẫn còn cao ở các vùng tiêu dùng, đặc biệt ở châu Á và Hoa Kỳ.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, trữ lượng dầu ở các nước công nghiệp vẫn cao hơn mức trung bình của 5 năm qua tới 10%, đây là một thước đo quan trọng đối với OPEC.
Ông Mohammad bin Hamad al-Rumhy - Bộ trưởng Dầu Khí Omani cho biết, một số “tương đối cao” các nước khai thác đều thích việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung này. “Tôi nghĩ, con số các nước ủng hộ cho sự gia hạn sẽ tương đối cao, đạt một tỷ lệ khôn ngoan”, ông Rumhy phát biểu trước báo giới.
Tuy nhiên, I-rắc có thể muốn được miễn theo thỏa thuận này và yêu cầu tăng sản lượng của mình, lãnh đạo của Liên minh cầm quyền Shi'ite, ông Ammar al- Hakim cho biết.
Phát biểu tại Cairo, ông Hakim cảnh báo rằng Baghdad có thể yêu cầu được miễn tham gia vào việc hạn chế nguồn cung do quốc gia này cần nguồn thu từ dầu mỏ để chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
“Trong những tình huống nhạy cảm như hiện nay, đó chính là quyền của I-rắc để hy vọng vào một sự miễn tham gia theo các nước thành viên OPEC còn lại và có cơ hội vè gia tăng sản lượng. Nhưng chúng tôi vẫn tuân theo nguyên tắc giảm nguồn cung tổng thể của OPEC để nâng giá dầu lên”, ông Hakim, một giáo sĩ có tầm ảnh hưởng, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo giới hôm thứ Tư (19/4).