GDP bình quân đầu người đã tăng từ mức chưa đến 400 Nhân dân tệ (khoảng 62,5 USD) lên 59.660 Nhân dân tệ |
Thứ nhất, Trung Quốc đã thực hiện một loạt biện pháp để duy trì đà tăng trường kinh tế nhanh; trong đó có mở cửa cho hoạt động đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, xây dựng vốn con người, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tỷ lệ tiết kiệm ở mức khá cao để thúc đẩy hoạt động đầu tư.
Thứ hai, Trung Quốc luôn đi theo lối tư duy dài hạn.
Thứ ba, Trung Quốc đã sử dụng đòn bẩy từ bên ngoài để thực hiện cải cách trong nước. Ví dụ điển hình là việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.
Ông Hofman cho rằng nếu không có việc gia nhập WTO (vốn đóng vai trò như một mục tiêu lớn trong giai đoạn mở cửa tiếp theo), Trung Quốc có thể đã gặp khó khăn trong việc tiến hành các cải cách đối với khối doanh nghiệp nhà nước, cũng như những cải cách trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong 40 năm qua, từ chỗ chỉ chiếm chưa đến 2% GDP toàn cầu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giờ đây đã đóng góp khoảng 15% GDP của toàn thế giới.
Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người đã tăng từ mức chưa đến 400 Nhân dân tệ (khoảng 62,5 USD) lên 59.660 Nhân dân tệ.
Đặc biệt, số doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới (Fortune Global 500) đã tăng từ con số 0 lên 115 doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2018 diễn ra hồi tháng trước, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm cải cách và mở cửa hơn nữa nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ôtô.
Ông Hofman cho rằng tự do hóa lĩnh vực này sẽ giúp Trung Quốc thu nhận và phát triển những công nghệ mới nhất theo cách hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.
Lê Minh