![]() |
Ông Kim cho biết trong vài thập kỉ trở lại đây, Việt Nam đã rất thành công trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo cùng cực từ 50% xuống còn 3%; cải thiện thu nhập bình quân đầu người...Vì vậy, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam là sẽ không còn phù hợp trong thời gian tới.
Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ cam kết cho Việt Nam vay để ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy nguồn năng lượng tái tạo, thay thế cho nguồn năng lượng điện than đang chiếm đến gần 50%; tập trung đầu tư vào con người; thúc đẩy hòa nhập xã hội, y tế, con người; chuyển giao tri thức và công nghệ...
Với câu hỏi làm thế nào để thúc đẩy quyết tâm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, giảm sức kéo của các nhóm lợi ích, ông Kim cho rằng những nước chiến thắng là những nước cam kết thực hiện những cải cách cơ cấu khó khăn. Trong bối cảnh thế giới sẽ phải tiếp tục chứng kiến một năm kinh tế ảm đạm chưa có cách gì khôi phục được như hiện nay, các nước phát triển đã phải sử dụng tất cả đòn bẩy có thể từ ngân sách, tiền tệ, cắt giảm lãi suất đến sử dụng các gói kích cấu...để thúc đẩy kinh tế thì quốc gia nào dũng cảm thay đổi mạnh mẽ, thực hiện các cải cách, đưa ra những lựa chọn khó khăn thì quốc gia đó sẽ chiến thắng và vượt qua khủng hoảng.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cũng bảy tỏ tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam đang cam kết mạnh mẽ để cải cách. Muốn làm được điều đó thì cần cải thiện triệt để năng suất lao động, cải cách khu vực Nhà nước, đảm bảo khu vực tư nhân trong nước được tiếp cận công bằng các nguồn lực đất đai và nguồn vốn theo nguyên tắc thị trường, không chỉ đảm bảo phân bố đất đai cho “người quen”. Vấn đề không nằm ở “cổ phần hóa danh nghiệp nhà nước” mà là tạo không gian bình đẳng, thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng được tham gia và phát triển.
Ông Kim khẳng định với Việt Nam, nông nghiệp vẫn sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng nước ta sẽ không thể đạt được vị thế của một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nếu chỉ dựa vào nông nghiệp mà không đầu tư tăng tỷ trọng của các các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Điều cuối cùng là Nha nước, Chính phủ Việt Nam phải đảm bảo nâng cao chất lượng thể chế, thiết chế, trách nhiệm giải trình và quyền giám sát của người dân.
Phương Nguyên