10 tác giả chính của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Thứ năm, 27/9/2018 | 12:48 GMT+7

Họ là những người thận trọng. Nhưng 10 năm trước, họ lại trở thành tâm điểm của tin tức sau khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Chân dung của 10 nhân vật đánh dấu cuộc khủng hoảng vay “dưới chuẩn”.

Họ là những người thận trọng. Nhưng 10 năm trước, họ lại trở thành tâm điểm của tin tức sau khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Chân dung của 10 nhân vật đánh dấu cuộc khủng hoảng vay “dưới chuẩn”.

Họ là những người thận trọng. Nhưng 10 năm trước, họ lại trở thành tâm điểm của tin tức sau khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Chân dung của 10 nhân vật đánh dấu cuộc khủng hoảng vay “dưới chuẩn”.

Angelo Mozilo (80 tuổi)

Là con trai của một người bán thịt, Mozilo trở thành đồng sáng lập công ty Countrywide năm 1969. Ông đã nhanh chóng đưa Countrywide thành một trong những công ty cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, cho phép 22 triệu người Mỹ trở thành chủ sở hữu nhà. Giữa năm 1982 và 2003, cổ phiếu của công ty đã tăng 23.000%, ông được mệnh danh là một thiên tài (các đối thủ cạnh tranh gọi ông là Chúa Trời). Ông là một trong những người tiên phong trong việc cho vay thế chấp dưới chuẩn, Countrywide đã giúp bất cứ người Mỹ nào cũng có thể vay tiền dù người đó chưa chắc có khả năng trả nợ. CNN gọi ông là một trong "thủ phạm hàng đầu của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tại Mỹ", và tạp chí Condé Nast Portfolio xếp ông ở vị trí thứ hai trong danh sách các CEO tồi tệ nhất mọi thời đại. Trong năm 2009, ông đã trả một khoản tiền phạt 67 triệu USD cho Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Từ năm 2000 đến 2008, ông nhận khoản bồi thường 450 triệu đô la. Ở tuổi 80, ông sống ở California. 


Ảnh: SIPA

Joe Cassano (63 tuổi)

Con trai của một cảnh sát New York, Joe Cassano đã thăng tiến từ nhân viên của bộ phận Sản phẩm Tài chính lên lãnh đạo của tập đoàn bảo hiểm AIG giai đoạn từ năm 1987 đến 2008. Ông chính là người tích hợp công cụ tài chính Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng trong các sản phẩm bảo hiểm của nhóm. Đó là một loại hợp đồng bảo hiểm, trong đó một bên trả cho bên kia khoản phí để đổi lại được nhận bồi thường trong trường hợp vỡ nợ trái phiếu. Trong thời kỳ hoàng kim, công cụ tài chính này đã đem lại cho AIG nhiều món lợi khổng lồ. Tuy nhiên, khi vi rút vay dưới chuẩn lây lan. Chúng khiến ông trở thành "bệnh nhân 0" của cuộc khủng hoảng tài chính (người đầu tiên bị nhiễm dịch bệnh). Ông rời AIG vào tháng 3 năm 2008 với một “chiếc dù vàng” trị giá 34 triệu USD. Một năm sau, tờ Paris Match tiết lộ "người tạo ra quả bom tài chính đang chìm trong những ngày yên bình tại một ngôi nhà đẹp ở London", ngay cạnh thiên đường mua sắm Harrods huyền thoại. Hiện ông đang sống với vợ trong một ngôi nhà ở một góc thôn dã của Connecticut. Một nhà tù vàng!

Ảnh: SIPA

John Thain (63 tuổi)

Vào cuối năm 2007, ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, ông được bầu làm chủ tịch của Merrill Lynch và trở thành một trong những ông chủ của S & P 500 được trả lương tốt nhất (83 triệu đô la trong năm 2007). Giữa cơn bão, ông đã bán Merrill Lynch cho Bank of America. Đây như là một phần thưởng tốt đẹp cho cổ đông. Nhưng những tiết lộ về chi tiêu xa hoa của ông (1,22 triệu đô la để tái phát triển văn phòng của ông) và những tổn thất cao hơn dự kiến của Merrill Lynch đã buộc ông phải từ chức vào đầu năm 2009. Đối với Barrack Obama, John Thain là hình ảnh thu nhỏ của sự yếu đuối. Sau ba năm làm CEO tập đoàn CIT Group, ông là thành viên Hội đồng quản trị của Uber. Sự xuất hiện của ông vào tháng Tư vừa rồi trong ban kiểm soát của Deutsche Bank đã gây ra tranh cãi ở Đức.

Ảnh: SIPA

Fred Goodwin (60 tuổi)

Con trai của một thợ điện Scotland đã trở thành người đứng đầu ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) vào đầu năm 2008. Fred Goodwin rời ngân hàng này vào tháng 10, một tháng trước khi RBS được tuyên bố phá sản. Chủ trương của ông mua lại tất cả các ngân hàng và định chế tài chính, bất chấp hiệu quả kinh tế. Việc mua lại ABN Amro diễn ra khi kinh tế toàn cầu đang chuyển dần sang u ám vào năm 2007 với cái giá không hề rẻ 100 tỷ USD. Vụ mua bán đã làm ngân khố của RSB cạn kiệt, trong khi Amro đã chứng tỏ là miếng mồi quá lớn, ngoài khả năng tiêu hóa của RBS.

Tạp chí Newsweek ưu ái trao cho ông chủ của RBS danh hiệu "ngân hàng tệ nhất thế giới" vào cuối năm 2008. Vào năm 2012, ông mất tước hiệu Hiệp sĩ do Nữ hoàng Anh phong. Tin tức mới nhất, ông sẽ sống ở miền Nam nước Pháp với lương hưu "giảm" xuống còn 340.000 bảng một năm. Điều này giúp ông có thời gian nuôi đam mê phục chế lại những chiếc xe cũ.

 Ảnh: SIPA

Geir Haarde (67 tuổi)

Vào tháng 3 năm 2012, cựu thủ tướng Iceland (2006-2009) đã xuất hiện trước một tòa án đặc biệt về trách nhiệm của ông đối với cuộc khủng hoảng tài chính mà tháng 10/2008 đã đẩy hàng ngàn người Iceland xuống đường để yêu cầu ông từ chức. Bị cáo buộc "rất cẩu thả và vi phạm pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu chính phủ", ông bị kết tội phá sản đất nước mình. Trong bảy năm, ba ngân hàng của Iceland đã lớn hơn 20 lần, đến mức quy mô tài sản của ba ngân hàng này gấp gần chín lần GDP của hòn đảo. Những ngân hàng này đã đầu tư mạnh vào các sản phẩm tài chính rủi ro. Con đường chính trị của ông sau đó cũng dần dần hồi phục khi ông được bổ nhiệm làm đại sứ của Iceland tại Mỹ vào tháng 2 năm 2015. Ông thường xuyên đăng tải hình ảnh trên Twitter - với John McCain hoặc Rex Tillerson - và không bao giờ do dự để khoe những cảnh đẹp của thiên nhiên Iceland.

Ảnh: SIPA

Bernard Madoff (80 tuổi)

Bị bắt vào cuối năm 2008 vì tội gian lận, Bernard Madoff đã bị kết án 150 năm tù giam vì đã tiếp tay cho các kế hoạch lừa đảo tài chính Ponzi khổng lồ nhất trong lịch sử. Cựu nhân viên cứu hộ ở Long Island cuối cùng lại nhấn chìm nhiều nhà đầu tư bằng một vụ lừa đảo (ước đạt gần 50 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người Mỹ cảm thấy cay đắng nhất là Bernard Madoff đã diễn trò suốt nhiều thập kỷ ngay trước mũi các nhà chức trách. Trong tù nhưng "Bernie" vẫn trở thành một ngôi sao khi HBO đã chuyển thể quyển sách viết về trùm lừa đảo Bernie Madoff thành bộ phim truyền hình Bậc thầy lừa đảo “The Wizard of Lies” do diễn viên Robert Niro thủ vai. Ở trong tù nhưng ông không trắng tay. Một nhà báo đã tiết lộ sự thực rằng Bernard Madoff mua lại hết lượng chocolate Swiss Miss trong kho lương thực của nhà tù để nắm độc quyền. Sau đó, ông bán lại cho các tù nhân khác để kiếm lời. Điều này khiến các tù nhân xem ông như là “anh hùng”. Theo một bạn tù cũ, khi không tính toán về việc buôn bán chocolate, "Bernie" sẽ nghe nhạc rap và dành thời gian trong thư viện để đọc sách tài chính, thậm chí cả truyện thiếu nhi Tiểu lãnh Fauntleroy.

Ảnh: REA

Timothy Geithner (57 tuổi)

Với tư cách người đứng đầu Fed khu vực New York từ năm 2003 đến 2009 và phó chủ tịch ủy ban chính sách tiền tệ của Fed, Timothy Geithner đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của một cuộc khủng hoảng tài chính đang dần dần hiện hữu. Ông cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kế hoạch Paulson, cho phép bơm 700 tỷ USD mua lại những khoản nợ thế chấp không có khả năng thanh khoản của một số ngân hàng dễ vỡ. Ông đã tìm cách giải cứu Bear Stearns và AIG. Năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Tài chính cho Tổng thống Obama, ông rời nhiệm sở vào năm 2013. Sau đó, ông được đề nghị thay thế Ben Bernanke tại Fed. Ông đã từ chối mà gia nhập Warburg Pincus, một công ty vốn cổ phần tư nhân trên phố Wall, với cương vị chủ tịch. Vai trò của ông trong cuộc khủng hoảng đã mở ra cánh cửa kiếm tiền từ  các bài diễn thuyết trong các cuộc hội thảo. Ông đã nhận được 400.000 đô la cho ba bài phát biểu (cùng mức giá với Bill Clinton) trước khi gia nhập Warburg Pincus.

Ảnh: SIPA

Ben Bernanke (64 tuổi)

Năm 2008, nhà kinh tế học Ben Bernanke đã có thể chuyển những lý thuyết mà ông dạy (lý thuyết tiền tệ tại Đại học Stanford) thành thực hành. Năm 2008, ông giữ chức Chủ tịch Fed trong hai năm. Lúc đầu, ông hạ thấp tác động của cuộc khủng hoảng dưới chuẩn, sau đó chủ tịch FED Bernanke đã dùng "phép ảo thuật" tung ra hàng ngàn tỷ USD vào nền kinh tế, tiến hành giải cứu đồng loạt và mạnh mẽ đối với các ngân hàng, công ty đang trên bờ phá sản. Kết quả là một sự phục hồi nhanh chóng và thị trường tăng trưởng dài nhất trong lịch sử. Trong năm 2009, tạp chí Time đã vinh danh ông là Nhân cách của năm vì "cứu nước Mỹ khỏi thảm họa tài chính". Bernanke hiện đảm nhiệm vai trò cố vấn tại các quỹ PIMCO và Citadel. Mỗi vị trí có thể giúp ông đem về 1 triệu USD/năm.

Ảnh: SIPA

Henry Paulson (72 tuổi)

Vào thời điểm năm 2008, ông chủ cũ của Goldman Sachs (ông đã dành 32 năm ở đó) đang giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Ông đứng sau kế hoạch giải cứu cho hệ thống ngân hàng Mỹ - một kế hoạch 700 tỷ đô la. Mặt khác, việc ông để ngân hàng Lehman Brothers chết đã gây ra một trận động đất trên thị trường tài chính. Cựu vô địch đấu vật thời trung học Henry Paulson đã đánh giá thấp tác động của một cuộc phá sản như vậy. Nhưng những người khác lại thấy trong quyết định này như một món quà ông dành cho “ngôi nhà cũ” Goldman Sachs, nơi mà ông đã rời ghế Chủ tịch ngân hàng có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn để trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ năm 2006.  Ở tuổi 72, sau khi rời khỏi Phố Wall, ông đã thành lập Viện Paulson năm 2011 với quan điểm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và môi trường.

Ảnh: SIPA

Kathleen Corbet (58 tuổi)

Kathleen Corbet là Chủ tịch Standard and Poor's, cơ quan xếp hạng lớn nhất thế giới từ năm 2004 đến 2007. Bà lọt vào danh sách 25 “thủ phạm” cuộc khủng hoảng tài chính của Time. Lợi dụng uy tín của mình, Kathleen Corbet đã dán nhãn “chất lượng cao” lên những khoản vay rủi ro nhất, khuyến khích nhà đầu tư lao đầu vào mua các giấy nợ đảm bảo bằng tài sản. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, những tờ giấy nợ này biến thành giấy loại không hơn không kém. Tiền là lý do duy nhất khiến bà làm ăn thiếu trách nhiệm. Một số nhà phát hành chứng khoán trả tiền cho Kathleen Corbet để cổ phiếu yếu kém của họ được chính S&P đảm bảo. Kathleen Corbet bị buộc phải từ chức vào năm 2007. Một năm sau, bà thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm, Cross Ridge Capital. Gần đây bà đã tham gia hội đồng quản trị của TCP Capital Corp với tư cách là giám đốc độc lập.

Ảnh: SIPA

 
Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu