![]() |
Vietinbank chỉ xác nhận trách nhiệm sau khi tòa án có phán quyết cuối cùng
Trước đó, năm 2014 và đầu năm 2015, tòa án đã tiến hành xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Huyền Như – nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè cùng các đồng phạm đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền gửi của nhiều khách hàng. Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra về tội tham ô tài sản đối với “siêu lừa” Huyền Như. Vì xác định tội danh “lừa đảo” đối với sai phạm tại 5 công ty, ngân hàng là sai.
Do đó, Deloitte Việt Nam đã ghi nhận vào báo cáo tài chính một số lưu ý liên quan đến sai phạm của Huyền Như, và trách nhiệm dân sự của Như phải bồi thường cho 3 công ty và 2 ngân hàng (tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng).
Liên quan đến vụ án này, cổ đông Vietinbank đã chất vấn Hội đồng quản trị tại Đại hội cổ đông “Liệu có phải chịu trách trách nhiệm bồi thường số tiền này và hướng xử lý ra sao?”
Bà Nguyễn Thu Huyền, Thành viên Ban chủ tọa Đại hội cổ đông cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, điều tra vụ án này. Vietinbank đã phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ thông tin, dòng tiên và lãm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên qua. Đã có đề nghị điều tra lại phần liên quan tới 5 công ty này…
Qua 2 phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, đều khẳng định bản chất của vụ án là Huyền Như đã có ý thức lừa đảo, chiếm đoạt tiền của cá nhân, tổ chức bằng “bẫy” lãi suất, tiền % lớn. “Do đó, Vietinbank đã xác định rõ, khó phát hiện ngay hành vi của Như khi Như và các bị hại có thỏa thuận kín với nhau. Vụ án “có dấu hiệu tham ô” hay không thì phải chờ kết luận điều tra. Và Vietinbank cũng tuân thủ quy định chờ kết luận điều tra của CQĐT và chỉ xác nhận trách nhiệm cụ thể sau khi có kết luận điều tra lại và phán quyết cuối cùng của Tòa án”- Bà Huyền khẳng định.
Thu Hằng