Đổi ngoại tệ là nhu cầu không thể thiếu của những người có kế hoạch đi du học, du lịch, công tác, chuyển tiền cho người thân hay định cư ở nước ngoài… Tuy nhiên, không ít khách hàng đã chọn đổi ngoại tệ trên thị trường chợ đen đầy rủi ro hơn là đến ngân hàng vì tâm lý ngại thủ tục, thậm chí có người còn không biết có thể mua bán ngoại tệ tại ngân hàng.
Từ “chợ đen” sang ngân hàng
Trước đây, việc kinh doanh ngoại hối ít được các ngân hàng thương mại quan tâm, cho nên những khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ thường tìm đến thị trường tự do để mua, bán ngoại tệ trực tiếp, làm “méo mó” thị trường tiền tệ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Từ tháng 10/2011, Nghị định 95 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng có hiệu lực. Theo đó, mọi giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do đều không được phép, chỉ những ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh dịch vụ mua bán ngoại tệ mới được đảm bảo sự hợp pháp khi giao dịch, an toàn về nguồn gốc ngoại tệ cho người mua.
Song những năm trước, mảng kinh doanh ngoại hối chủ yếu dành cho các ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu ngoại tệ của người dân hiện đang gia tăng nhanh chóng. Chỉ tính riêng cho mục đích du học ở nước ngoài đã tới hơn 3 tỷ USD/năm, chưa kể đến các nhu cầu về du lịch, công tác, khám chữa bệnh, định cư…
Nắm bắt được nhu cầu thực tế, gần đây các ngân hàng tầm trung cũng bắt đầu kinh doanh mảng dịch vụ này như: Sacombank, Techcombank, ACB hay Eximbank.
Nếu như từ năm 2016 trở về trước, chiếm lĩnh thị trường kinh doanh ngoại hối là VietinBank, với sáu tháng đầu năm 2016 đạt mức 343 tỷ đồng, tăng vọt 429% so với con số 65 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015, thì hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng có con số lãi thuần ấn tượng trong lĩnh vực này như: Sacombank, Eximbank, ACB và Techcombank…
![]() |
Ngân hàng kiếm tiền từ kinh doanh ngoại hối
Một số khách hàng cho biết, trước đây, việc mua, bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại vô cùng khó khăn, nhất là về thủ tục, nhưng nay các ngân hàng đã thoải mái hơn trong việc giảm thiểu thủ tục, giúp khách hàng tiếp cận với dịch vụ này nhanh gọn và dễ dàng hơn.
Vì vậy, gần đây, nhiều người dân lúc trước có thói quen mua, bán ngoại tệ ở các tiệm vàng, các điểm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép, đã dần dịch chuyển sang giao dịch với các ngân hàng. Các ngân hàng có nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên từ đó cũng đã triển khai nhiều sản phẩm, chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng hơn.
Không lo lắng về thủ tục và tỷ giá
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bản thân các ngân hàng cũng ngày càng đơn giản hơn về thủ tục, cạnh tranh về tỷ giá, cung cấp dồi dào và đa dạng các loại ngoại tệ để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như dịch vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ Mfly của Maritime Bank. Với nguồn cung ngoại tệ phong phú, dồi dào, thủ tục nhanh gọn, Mfly đã được khách hàng đón nhận nồng nhiệt khi mang về 40.000 lượt giao dịch, doanh số đạt trên 100 triệu USD trong hơn một năm hoạt động.
“Gạt bỏ nỗi lo về sự chênh lệch tỷ giá, hạn mức mua và nguồn gốc của ngoại tệ, chúng tôi sẽ đáp ứng bất cứ nhu cầu hợp pháp nào về ngoại tệ một cách nhanh nhất. Với thủ tục giấy tờ đầy đủ, khách hàng sẽ giao dịch nhanh chóng trong vòng 15 phút với mạng lưới thuận tiện khắp cả nước”, đại diện Maritime Bank chia sẻ.
Giờ đây, không chỉ đổi “đô”, khi có nhu cầu về bất cứ loại ngoại tệ nào, khách hàng đều có thể đến ngân hàng giao dịch để vừa hưởng được chênh lệch về giá tốt nhất, vừa đảm bảo tính hợp pháp an toàn. Việc đổi đúng loại ngoại tệ của mỗi nước khi chuẩn bị “xuất ngoại” cũng là một “mẹo bỏ túi” giúp khách hàng tiết kiệm được tiền do chỉ chịu chênh lệch tỷ giá cho một lần đổi tiền thay vì hai lần nếu đổi sang tiền “đô” làm trung gian.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân (ngụ tại quận Tân Phú, Tp.HCM) đang có nhu cầu đổi tiền để đi Hàn Quốc du lịch cho biết: “Nhờ bạn bè chia sẻ kinh nghiệm, tôi đã mua tiền Won trực tiếp thay vì mua “đô”. Để chắc ăn hơn, tôi gọi tiệm vàng hỏi giá trước rồi lên website ngân hàng xem giá niêm yết, không ngờ giá bán của ngân hàng tốt hơn nhiều. Từ giờ tôi sẽ đến ngân hàng mua ngoại tệ cho an toàn, thủ tục cũng đơn giản mà không phải lo lắng là phạm tội hay bị nhầm mua tiền giả”.
Có thể thấy sản phẩm Mfly của Marritime Bank nói riêng và các sản phẩm ngoại hối của ngân hàng nói chung đã góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen trao đổi ngoại tệ của người Việt, nhất là các khách hàng cá nhân, khi tạo ra một nếp suy nghĩ mới “vào ngân hàng đổi tiền khi ra nước ngoài” mà không phải chọn đổi trôi nổi trên thị trường tự do như trước đây.
Với nguồn cung ngoại tệ dồi dào cùng với các dòng sản phẩm ngoại hối phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, Maritime Bank đã được nhận nhiều giải thưởng uy tín của các tổ chức trong và ngoài nước như: ba năm liên tiếp là “Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Tài chính –
Ngân hàng Châu Á (ABF) trao tặng; liên tục nằm trong top các ngân hàng thương mại cổ phần có doanh thu và lượng giao dịch ngoại hối cao nhất cả nước (chỉ tính riêng trong năm 2016, doanh số Maritime Bank đạt được từ giao dịch ngoại tệ là 51 triệu USD).
Huyền Anh