Cụ thể, đến nay dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng hơn 24% tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Trong đó: Dư nợ đối với doanh nghiệp (DN) nông nghiệp đạt gần 600.000 tỷ đồng, tăng 5,51% so với cuối năm 2018; dư nợ cho vay liên kết đạt trên 6.200 tỷ đồng, với gần 28.500 khách hàng, tăng gần 15% so với cuối năm 2018 (dư nợ đối với DN tham gia liên kết đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% dư nợ cho vay liên kết).
Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay liên kết chỉ chiếm 0,33% trong tổng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
![]() |
Tỷ lệ dư nợ cho vay liên kết chỉ chiếm 0,33% trong tổng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.(Ảnh Internet) |
Theo NHNN, thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách tín dụng khuyến khích DN đầu tư vào chuỗi giá trị nông sản; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đồng thời, ngành ngân hàng triển khai chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ, với nhiều chính sách đặc thù như: Lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1 - 1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; trường hợp khách hàng không có đủ tài sản bảo đảm ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền…
Vũ Trọng