MB vừa bị Fitch hạ triển vọng tín nhiệm xuống mức tiêu cực (Ảnh: Internet) |
Theo các chuyên gia, việc Fitch hay Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với các ngân hàng không ảnh hưởng nhiều đến khách hàng và các nhà đầu tư trong nước của tổ chức tín dụng.
Cụ thể, các tổ chức này căn cứ vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam để đánh giá tác động đến tăng trưởng tín dụng.
Thực tế, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh bùng phát, các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tín dụng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, ngân hàng hạ mạnh lãi suất, tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi để cứu nền kinh tế. Vì vậy, lợi nhuận của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay, các ngân hàng Việt chủ yếu hoạt động trong nước, trong khi đó, 5 ngân hàng trên có thương hiệu và uy tín nhất định đối với khách hàng và nhà đầu tư tại Việt Nam và lọt vào top đầu xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Hơn nữa, các nhà đầu tư và khách hàng cũng ít có thói quen theo dõi bảng xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng, nên thông tin này không tác động nhiều đến họ.
Tuy nhiên, xét ở góc độ đầu tư trên thị trường chứng khoán, trái phiếu phát hành ra nước ngoài thì các ngân hàng bị đánh giá tín nhiệm thấp sẽ gặp một chút bất lợi. Những trái phiếu đó khi mà tổ chức phát hành bị xếp hạng tín nhiệm giảm thì họ phải trả lãi suất cao hơn và tác động phần nào đến sự thành công của phát hành chứng khoán trên thị trường thế giới.
"Việc bị Fitch hạ triển vọng tín nhiệm có thể sẽ khiến các ngân hàng nói trên gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ thị trường quốc tế cũng như tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài", một chuyên gia nhận định.
Huyền Anh