Sơn Động có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh Tư liệu) |
Giàu tiềm năng phát triển
Theo số liệu thống kê, toàn huyện Sơn Động có 67.900 nhân khẩu, gồm 13 dân tộc cùng sinh sống, tiêu biểu là dân tộc Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Hoa…
Sự giao thoa của nhiều dân tộc tại địa phương đã tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc. Điển hình như lễ cấp sắc, lễ cúng rừng, lễ cầu lương thực của đồng bào dân tộc Dao xã Tuấn Mậu, lễ hội Bơi chải ở An Châu, lễ hội hát Soong hao của dân tộc Nùng, hay nghề bốc thuốc nam, nghề thêu thổ cẩm của người Dao dưới chân núi Yên Tử…
Ngoài những nét độc đáo về bản sắc của các dân tộc thiểu số, Sơn Động còn có địa hình phong phú, đa dạng với nhiều dãy núi cao, có hệ thống rừng nguyên sinh chứa đựng hệ động thực vật đa dạng.
Huyện cũng có những thắng cảnh nổi tiếng như khu Vũng Tròn, Khe Rỗ, Khu du lịch Đồng Thông, thác Ba tia ngay dưới chân chùa Đồng Yên Tử…
Nhiều di tích lịch sử như Đình, chùa Chẽ, đình Vua Bà thuộc thị trấn An Châu, đình Đặng xã Vĩnh Khương, Đình Lục Liễu thuộc xã Long Sơn … đã tạo cho Sơn Động một tiềm năng to lớn để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch cộng định đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – tín ngưỡng…
Du lịch được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” với những lợi ích tuyệt vời về kinh tế, môi trường sinh thái, vì vâỵ mô hình du lịch cộng đồng của huyện Sơn Động được tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm.
Đơn cử, UBND tỉnh đã có quyết phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát triển hệ thống di tích danh thắng Tây Yên Tử, trong đó khu vực Đồng Thông của Sơn Động là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quy hoạch phát triển.
Được trợ lực, Đồng Thông đã triển khai dự án “Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ”, có sự tham gia của 103 hộ gia đình ở 4 thôn Nà Ó, thôn Biểng, thôn Đội Mới và Đồng Bây.
HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch tại Sơn Động (Ảnh TL) |
Vai trò của HTX
Theo UBND huyện Sơn Động, dự án di lịch sinh thái tại Đồng Thông là mô hình lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Giang theo hướng phát triển du lịch cộng động hướng tới các giá trị về bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái một cách bền vững.
Trong quá trình thúc đẩy du lịch sinh thái của địa phương, HTX du lịch cộng đồng An Lạc (xã An Lạc) đang nôỉ lên như một lá cờ đầu.
Thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng thí điểm ở An Lạc của UBND tỉnh Bắc Giang, HTX An Lạc đã mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm.
Giám đốc HTX Vũ Ngọc Huân đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà sàn truyền thống, cải tạo nhà vệ sinh, bãi để xe, khuôn viên cây xanh, đáp ứng nhu cầu lưu trú của 50 khách du lịch/ngày/đêm.
Để khách có những trải nghiệm thú vị, HTX thành lập các tổ: Hát then, đàn tính; nuôi ong, thuốc nam; vệ sinh môi trường, hướng dẫn viên. Hiện có 5 gia đình đầu tư nhà sàn lưu trú phục vụ khách tham quan. Năm 2019, Nà Ó đón khoảng 19.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh.
Đặc biệt, để đảm bảo giá trị bền vững, HTX đã phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại khu du lịch.
“Trong rất nhiều yếu tố chi phối, môi trường và chất lượng dịch vụ là hai yếu tố them chốt mang lại thành công tại địa phương phát triển du lịch sinh thái. Trong thời gian tới, môi trường và dịch vụ sẽ tiếp tục được HTX nâng tầm để tạo sức hút mạnh hơn”, Giám đốc HTX An Lạc Vũ Ngọc Huân nhấn mạnh.
Hưng Nguyên