![]() |
VN-Index có thể sẽ phải đối mặt với 2 áp lực chính trong giai đoạn cuối năm. (Ảnh: Int) |
Cụ thể, thứ nhất, các quỹ đầu tư chốt giá trị tài sản ròng (NAV) sẽ bán ra để cơ cấu danh mục. Hoạt động của nhiều quỹ đầu tư thường sẽ bán ra cuối năm và mua đầu năm nên rất có thể 2 tuần cuối năm, họ sẽ tiếp tục bán ra để chốt danh mục.
Thứ hai là áp lực cho vay margin của công ty chứng khoán, chốt NAV để làm báo cáo cuối năm. Thời gian qua, lượng tiền margin tập trung lớn ở các nhóm vốn hoá vừa và nhỏ vì nhóm này có đà tăng mạnh nên hút margin. Do đó, tiền margin không được cung cấp ra thị trường sẽ là một lực cản lớn cho đà tăng của thị trường
Cũng theo ông Minh, thời gian này, nếu như nhóm vốn hoá lớn không hút được tiền thì thị trường sẽ có xu hướng đi ngang rất cao. VN-Index sẽ dao động từ 1.470 - 1.480 điểm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận định, hiện tại dòng tiền cá nhân đang dẫn dắt thị trường nên VN-Index cũng có thể sẽ kiểm tra lại mốc 1.500 điểm. Vì vậy, trong trường hợp các quỹ bán ra lượng cổ phiếu vốn hoá lớn thì đó sẽ là cơ hội với những nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt cao.
Theo đó, một số nhóm ngành được bà Nguyễn Hoàng Bích Ngọc, chuyên viên phân tích cấp cao tại CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá nhiều tiềm năng trong năm 2022 mà nhà đầu tư nên quan tâm tích lũy dần khi thị trường điều chỉnh hoặc đi ngang dựa trên 3 luận điểm đầu tư chính gồm lực đẩy từ giá hàng hoá, nhu cầu hậu COVID-19 và đầu tư công.
Đó là ngành dầu khí khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ hồi phục mạnh từ đáy. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu khu công nghiệp có P/E thấp và bất động sản dân cư. Ngoài ra, bán lẻ và tiêu dùng cũng là ngành khó có thể bỏ qua để đầu tư khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu mua sắm trong các dịp lễ tết cuối năm và Tết âm lịch cao hơn.
H.Giang