Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lợi hơn vay ngân hàng |
Lý giải nguyên nhân tốc độ tăng trưởng “chóng mặt” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, ông Linh cho rằng điều kiện về phát hành riêng lẻ trái phiếu đã thoáng và dễ dàng hơn.
Trong khi đó, tín dụng được kiểm soát, cùng với mức độ hoạt động của các công ty chứng khoán cũng ngày càng tích cực nhằm dần định hướng lại sản phẩm dịch vụ, da dạng nguồn doanh thu.
Ngoài ra, việc vay vốn tín dụng thường khó khăn và lãi suất sẽ cao hơn nên doanh nghiệp nhận thấy việc phát hành trái phiếu sẽ có lợi thế hơn dù phát hành với mức lãi suất cao hơn hẳn so với mức lãi suất cho vay của ngân hàng.
Thực tế, việc này còn tùy thuộc vào tài sản đảm bảo, trái phiếu có tài sản đảm bảo thì lãi suất thấp, trái phiếu không có tài sản đảm bảo thì lãi suất cao.
Doanh nghiệp có thể thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Có trường hợp trái phiếu được thế chấp bằng cổ phiếu. Chất lượng của cổ phiếu và tỷ lệ đảm bảo quyết định mức lãi suất của trái phiếu.
Báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất của SSI Retail Research cho thấy, lũy kế 10 tháng năm 2019, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 178.732 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng thương mại vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 79.411 tỷ đồng, chiếm 44,4%.
Tiếp theo là các doanh nghiệp bất động sản với tổng lượng phát hành 61.269 tỷ đồng, chiếm 34,3%. Còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác.
H.T