Chứng khoán Việt có thể đối mặt với áp lực chốt lời ngay sau khi được nâng hạng |
Ngoài ra, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư lưu ý về sự lệch pha giữa thời điểm lúc các quỹ đầu tư vào thị trường cận biên rút danh mục khỏi thị trường chứng khoán và khi các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi bắt đầu giải ngân (thường sẽ có độ trễ).
Cũng theo KBSV, Việt Nam đang nằm trong nhóm thị trường cận biên và đã được thêm vào danh sách để phân loại lên thị trường mới nổi hạng 2 vào tháng 9/2018.
Tuy nhiên, sau một năm rà soát, Việt Nam mới chỉ đáp ứng 7/9 tiêu chí xếp loại của FTSE. Trong đó, yếu tố hoạt động chứng khoán thông suốt, không có lỗi không được đánh giá. KBSV cho rằng yếu tố này tuy không phải là rào cản lớn, đơn thuần do việc cung thấp thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngoài ra, yếu tố thanh toán bù trừ T+2/T+3 bị hạ từ đạt xuống hạn chế.
Hoạt động thanh toán của Việt Nam nhìn chung vẫn dựa trên quy tắc phải có tiền trong tài khoản mới được giao dịch. Theo FTSE Russell, cần theo thông lệ quốc tế là thực hiện nhận cổ phiếu thì trả tiền, tức là chỉ cần kiểm tra số dư tiền vào ngày T+2 rồi thực hiện chuyển giao cổ phiếu và thanh toán, thay vì việc kiểm tra tài khoản và trừ tiền ngay tại thời điểm T+0 như hiện nay.
Cơ sở pháp lý của Việt Nam (theo Thông tư 203/2015/TT-BTC), về cơ bản đã bật đèn xanh cho nhà đầu tư tổ chức (có tài khoản tại ngân hàng lưu ký) chỉ cần có bảo lãnh thanh toán/xác nhận từ phía ngân hàng là có thể giao dịch ngay. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi ích từ phía ngân hàng còn hạn chế, khiến việc thực thi thông tư trên chưa hiệu quả.
Do đó, KBSV cho rằng, khoảng thời gian một năm sẽ là đủ để Việt Nam giải quyết được vấn đề tồn tại trong thanh toán với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
H.T