Trong năm 2022, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng và động lực quan trọng đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tính đến ngày 15/12, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 700 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam vượt qua các nước phát triển trong khu vực để đứng vị trí thứ 2 trong khối ASEAN.
Những năm qua, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng xuất nhập trị giá khẩu kim ngạch trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) đạt con số 5.146 tỷ USD. Riêng 10 năm (2012-2021), tổng kim ngạch đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần của 10 năm về trước cộng lại.
Đạt mốc 700 tỷ đồng, xuất khẩu nhập của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu trong năm 2022. |
Đáng lưu ý, trong 2 thập kỷ qua xuất nhập khẩu liên tiếp đạt các mốc quan trọng. Cụ thể, năm 2001 ghi nhận ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. 6 năm sau (năm 2007), cán mốc 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Đến giữa tháng 12/2019, xuất nhập khẩu Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD. Hai năm tiếp theo mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt 600 tỷ USD (ngày 30/11/2021). Và mốc mới 700 tỷ USD sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12/2022.
Theo WTO, Việt Nam đã có bước tăng trưởng ấn tượng về thứ bậc xếp hạng xuất nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.
Đáng chú ý, năm 2021, Tổ chức này ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 20. Trong ASEAN, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cùng đứng thứ 2 (chỉ sau Singapore).
Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.
Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy, có 3 lĩnh vực chính đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gần một năm qua (theo số liệu tính tròn 11 tháng) thì nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn đứng đầu là động lực tăng trưởng khi chiếm tỷ trọng tới 86% tổng xuất khẩu cả nước. Với các mặt hàng chủ lực tăng trên 10% như: phân bón các loại tăng gần 128%; hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng trên 30%; Túi xách, giày dép các loại tăng gần 40%; Hàng dệt và may mặc tăng 18,5%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11%...
Đứng ngay sau là nhóm hàng nông - lâm, thủy sản chiếm khoảng 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiều loại nông sản đã có sự gia tăng mạnh cả về lượng và giá trị như gạo, cà phê, cao su…Xuất khẩu thủy sản cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 này.
Ngoài ra, sự gia tăng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã tham gia hàng chục hiệp định thương mại tự do có quy mô toàn cầu.
Cùng thời gian này, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Khu vực doanh nghiệp FDI liên tục chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ và EU, trong khi thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc.
Mặc dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng chưa thật sự bền vững do còn thiếu sự cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu chủ thể xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm hơn 74%), tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường và các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.
Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian tới, để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai mạnh mẽ và quyết liệt cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; triển khai Hải quan số, hướng đến mô hình Hải quan thông minh với mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh đó, chú trọng đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; chống buôn lậu và gian lận thương mại, xử lý nghiêm các vi phạm về sở hữu trí tuệ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và minh bạch.
Thanh Hoa