Giao dịch được thực hiện với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu thành công, bà Liên dự kiến sẽ giảm sở hữu tại Hoà Phát xuống còn 0%.
Chốt phiên sáng 27/3, cổ phiếu HPG dừng ở mức 20.600 đồng/cp. Tạm tính theo mức thị giá này, bà Liên dự tính sẽ thu về hơn 5,6 tỷ đồng nếu giao dịch trên thành công.
Việc đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho thấy, dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp đầu ngành thép vẫn còn gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Int) |
Mới đây, Hội đồng quản trị Hoà Phát dự kiến trình đại hội cổ đông thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2022 và kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm 2022.
Việc đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho thấy dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp đầu ngành thép vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế, trong báo cáo sản xuất tháng 2, sản lượng bán hàng các loại thép của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 1 trước đó, sản lượng bán hàng của Hòa Phát đã chạm đáy thấp nhất kể từ đầu năm 2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất thép thô của tập đoàn đạt 809.000 tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép tấm cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 877.000 tấn, giảm 34% so với giai đoạn cùng kỳ.
“Hòa Phát chưa thể thoát cảnh thua lỗ với lợi nhuận sau thuế dự phóng âm 130 tỷ đồng, giảm 102% so với cùng kỳ”, Chứng khoán KBSV dự báo.
Tương tự, VNDirect cũng cho rằng lợi nhuận ròng của Hòa Phát vẫn sẽ âm trong quý I/2023 và cải thiện trong quý III/2023.
Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 141.409 tỷ đồng, lãi sau thuế hợp nhất 8.444 tỷ đồng, thấp hơn mục tiêu do đại hội cổ đông đề ra là 160.000 tỷ đồng doanh thu và 25.000 – 30.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Châu Giang