Chia sẻ trong buổi lễ ra mắt sản phẩm, Giám đốc Chiến lược Gapo Dương Vi Khoa cho biết, Gapo bắt đầu được thực hiện từ tháng 4/2019. Như vậy, chỉ sau 3 tháng, sản phẩm đã chính thức được giới thiệu. Lý giải cho việc ra sản phẩm nhanh như vậy, ông Khoa cho rằng là do đội ngũ phát triển muốn nhanh chóng giới thiệu với người dùng để có thể tiếp tục nhận phản hồi và hoàn thiện sản phẩm.
Như vậy, có lẽ chính đội ngũ của Gapo cũng không ngờ hiệu ứng của mạng xã hội này lại lớn đến vậy. Vì thế, dù Gapo được giới thiệu chạy trên cả nền tảng web, ứng dụng iOS và Android nhưng đến chiều ngày 23/7, phiên bản web của sản phẩm chỉ cung cấp đường dẫn đến ứng dụng smartphone. Rõ ràng, sự quan tâm của người dùng đến Gapo là tín hiệu mừng đầu tiên của mạng xã hội Việt này trước những khó khăn sắp tới.
Bị lỗi trong ngày đầu ra mắt, mạng xã hội Gapo thông báo bảo trì hệ thống (Ảnh Internet) |
Theo đại diện Gapo, mạng xã hội này xác định khách hàng sẽ là trọng tâm, vì thế sẽ có đội ngũ chăm sóc luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để hoàn thiện sản phẩm. Điểm đặc biệt của Gapo là tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Mọi người - đặc biệt là giới trẻ - có rất nhiều tùy chọn khác nhau để trang trí ngôi nhà của mình trên Gapo. Giao diện trang cá nhân sẽ được tự thiết kế theo phong cách riêng với những hình nền, màu sắc tùy biến, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo không giới hạn để thể hiện thẩm mỹ và bản sắc riêng. Trong giai đoạn sau, mọi người còn được sử dụng thêm video, âm nhạc hoặc thậm chí là các dạng hình ảnh tương tác khác trong trang cá nhân
Trong tương lai, Gapo sẽ chia sẻ một phần doanh thu của mình cho khách hàng. Những người có bài viết blog hay, video hấp dẫn… thu hút nhiều người có thể tạo ra một nguồn thu nhập ổn định.
Gapo đạt mục tiêu sẽ có khoảng 3 triệu người dùng vào đầu năm 2020 trước khi đạt mốc 50 triệu người dùng vào cuối năm 2021.
Theo ICTNew