Nhờ chiến lược quản lý rủi ro thận trọng, Ngân hàng Á Châu (ACB) vẫn ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý 3, hoàn thành các tiêu chuẩn Basel III và trở thành một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư trong tình hình vĩ mô đang bị nhiều yếu tố tác động.
Ngân hàng thận trọng hàng đầu Việt Nam
Không phải ngẫu nhiên khi nói về ACB, nhiều tổ chức tài chính độc lập đánh giá đây là ngân hàng luôn nổi bật về về chất lượng tài sản lành mạnh và chiến lược quản lý rủi ro thận trọng.
Theo đánh giá xếp hạng tín dụng của ACB (trong năm 2022) do Moody’s công bố, điểm nổi bật của ACB là chất lượng tài sản vững chắc. Theo đó, xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành và xếp hạng tiền gửi ngân hàng dài hạn của ACB là BA3, có được do chất lượng tài sản và khả năng sinh lời tốt.
Trước đó, vào tháng 3.2022, ACB cũng được Fitch Ratings đánh giá ACB có chất lượng tài sản ổn định, với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn tỷ lệ trung bình của các ngân hàng được đánh giá bởi Fitch.
Báo cáo phân tích ngành ngân hàng theo mô hình CAMEL - một phương pháp phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của ngân hàng - vừa được công bố tháng 08.2022 cho thấy ACB giữ vị trí Top 1 bảng xếp hạng 27 ngân hàng tại Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp - 0,76% - thuộc dạng thấp nhất trong các NHTMCP và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao, gần 200%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao cho phép ACB linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng và từ đó thúc đẩy lợi nhuận năm 2022 mà không làm giảm chất lượng tài sản của ngân hàng.
Nợ có khả năng mất vốn của ACB tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm. |
Năng lực tài chính tốt, tăng trưởng ổn định
Trong bối cảnh chung với nhiều thách thức và khó khăn, thì với các ngân hàng, sự phòng thủ cho những rủi ro không bao giờ là thừa và bắt đầu phát huy tác dụng để giúp cho ngân hàng tăng trưởng, duy trì uy tín thương hiệu và giữ gìn, thu hút được khách hàng.
Trong báo cáo Quý 3 của mình, giữa thị trường đang gặp nhiều sóng gió, ACB vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.5 nghìn tỷ, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch đề ra đầu năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường, lên trên mức 27%.
Nhờ quy trình quản trị rủi ro hiệu quả và phù hợp theo hoàn cảnh, tỷ lệ nợ xấu trong Quý 3 của ACB vẫn được đảm bảo ở mức 1%. Có tới 98% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và tỷ lệ LTV bình quân danh mục liên tục duy trì trên 52%.
Về đầu tư, ACB có danh mục đầu tư lành mạnh, không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do đó, hoạt động của ACB không bị ảnh hưởng bởi một số quy định gần đây liên quan đến bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Tính thanh khoản cũng như năng lực tài chính của ACB càng được củng cố khi ACB hiện nằm trong nhóm các NHTM dẫn đầu thị trường với tỷ lệ LDR đạt mức 83%, đảm bảo tuân thủ tỷ lệ thanh khoản theo quy định của NHNN. Tính đến hết Quý 3.2022, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 riêng lẻ của ACB đạt 12% và 12.5%, vượt xa yêu cầu tối thiểu 8% của NHNN, dự trữ đủ đệm vốn an toàn cho tình hình hoạt động bình thường và khi thị trường căng thẳng. Hiện nay, ACB được NHNN xếp hạng cao nhất khi đánh giá theo phương pháp CAMEL.
Nguyễn Xuân