Cooperatives | Thứ tư, 7/12/2022 | 07:47 GMT+7
0 |

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất trong các HTX vùng DTTS ở Thừa Thiên Huế

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh của khu vực KTTT, HTX, nhất là các HTX trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thừa Thiên Huế đang mang lại những tác động to lớn trong xóa đói giảm nghèo. Đây còn là "đòn bẩy" nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm HTX.

Số lượng HTX áp dụng khoa học công nghệ, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng. Nhiều cán bộ HTX trẻ, có trình độ, tâm huyết, giàu kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường, mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất để thích ứng với thị trường cạnh tranh.

Theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam năm 2020 về hiện trạng và nhu cầu, khả năng tiếp nhận công nghệ nói chung (khảo sát 422 HTX tại 21 tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế sản xuất, kinh doanh 05 ngành nghề thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu cao (Mây tre đan; dệt may, thêu ren; đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ; gốm sứ; giấy) cho thấy: chỉ có gần 60 % HTX sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ và ứng dụng, đổi mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, số còn lại chưa sẵn sàng do không đủ điều kiện về tài chính, đất đai nhà xưởng và năng lực vận hành.

Khảo sát đánh giá năng lực chuyển đổi số của các HTX cũng cho thấy, chỉ có khoảng 45% HTX sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm vào hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là các phần mềm kế toán và một số phần mềm phục vụ sản xuất kinh doanh như phần mềm chạy máy CNC cho các sản phẩm đồ gỗ, mây tre; phần mềm phục vụ khai thác thông tin về mẫu mã sản phẩm và thương mại điện tử, email ...). Đáng nói, chỉ có khoảng gần 40% số HTX có máy tính được kết nối Internet.

Còn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực KTTT hiện có 312 HTX; trong đó 218 HTX nông nghiệp, 23 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 3 HTX xây dựng, 9 HTX thương mại, 27 HTX vận tải, 7 Quỹ tín dụng Nhân dân và 19 HTX thuộc lĩnh vực điện, môi trường, du lịch, công nghệ thông tin, khai thác cát, sỏi và dịch vụ khác... Tổng số thành viên HTX trên địa bàn tỉnh 172.475 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong HTX 38.535 người. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 3,3 tỷ đồng, lãi 150 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 32 triệu đồng/năm.

Biểu đồ cơ cấu các ngành nghề trong khu vực KTTT, HTX tại Thừa Thiên Huế

Những năm qua, ở khu vực KTTT, HTX Thừa Thiên Huế, ngành KHCN ở Thừa Thiên Huế đã triển khai 10 nhiệm vụ KHCN. Trong đó, giao trực tiếp cho các HTX triển khai thực hiện và 5 nhiệm vụ KHCN thông qua các đơn vị khác. Các nhiệm vụ KHCN triển khai tại các HTX huy động nguồn lực từ các tổ chức KHCN, chính quyền và người dân tham gia.

Thông qua các nhiệm vụ KHCN đã xây dựng nhiều mô hình thí điểm; các HTX trực tiếp tham gia mô hình, hoặc phối hợp, tạo cơ hội cho nông dân, cán bộ kỹ thuật HTX tiếp nhận, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới và hình thành ngành nghề mới.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, nhiều HTX trong đó có các HTX trong vùng dân tộc thiểu số đã thật sự tạo “điểm sáng” trong hoạt động sản xuất kinh doanh với các mô hình mới, hiệu quả. Có thể kể đến các HTX: Phú Lương 1 (Phú Vang), Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), La Chữ (Hương Trà), Tây An, Thủy Biều (Huế)…

Ngoài ra, Sở KHCN còn hỗ trợ các HTX trong tạo lập, quảng bá và phát triển “tài sản trí tuệ”. Trong hơn 10 năm trở lại đây, có 22 NHTT sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng, nộp đơn đăng ký bảo hộ; đến nay hầu hết các nhãn hiệu được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT. Đã có nhiều nhãn hiệu được các HTX quản lý tốt, đưa sản phẩm ra thị trường…

Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, xúc tiến thương mại nhằm giúp các HTX tiếp cận thông tin, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào canh tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời thông tin, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.

Hiện nay, có 133 HTX xây dựng trang thông tin điện tử liên thông giữa các ban ngành; tỉnh cũng đang triển khai xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX; hỗ trợ quảng bá thương hiệu, cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm...

Mặc dù cuộc sống và các điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhưng thời gian qua các HTX vùng đồng bào DTTS ở đây đã có nhiều phát triển, nhất là được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nhiều HTX đã vươn lên, khẳng định được mình trong việc hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo.

Còn nhớ, năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Đề án tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện Đề án này, những năm qua, các huyện miền núi đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương. Thực tế cho thấy, những mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rau, hoa trong nhà kính được đầu tư bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở khu vực miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước xu thế phát triển mô hình theo chuỗi giá trị, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Trung tâm Khoa học - Công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ các HTX Phò Ninh, HTX Môi trường và Đô thị Phong Hiền, HTX dệt thổ cẩm Nhâm ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động SXKD, từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, triển khai xây dựng các mô hình HTX kiểu mới gắn với liên kết chuỗi sản phẩm hàng hóa chủ lực cho 12 HTX có tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy tiếp cận mô hình, ứng dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất, nâng cao giá trị và tạo vị trí sản phẩm bền vững trên thị trường.

Kết quả cho thấy, nhiều HTX tạo ra sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh, như: gạo chất lượng cao Phú Hồ, gạo ngon Thủy Thanh, gạo hữu cơ Phong Điền. Nhiều nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng như nấm Phú Lương, rau màu Quảng Thành, thanh trà Thủy Biều, bưởi đỏ Hương Hồ, bưởi da xanh Phong Xuân, bưởi cốm Hương Thọ, rau má và bột matcha rau má Quảng Thọ, mướp đắng Thủy Dương, ớt Phú Diên, nước mắm Phú Thuận, ném Vĩnh Xương, dầu lạc Quảng Thọ...

Đơn cử như ở Huyện A Lưới hiện đã hình thành nhiều HTX sản xuất quy mô lớn như ở thị trấn A Lưới, xã Phú Vinh, xã Nhâm, xã ARoàng… Chị Hồ Thị Chúc (dân tộc Tà ÔI, 27 tuổi, Phó Giám đốc HTX sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới) cho hay, HTX chị thành lập năm 2019, ban đầu có 14 thành viên nhưng đến nay đã có hơn 70 thành viên muốn tham gia và nguồn nhân lực với khoảng 200 người ở 2 xã A Roàng và A Đớt tham gia dệt Zèng và cung cấp sản phẩm ổn định cho HTX. Cứ mỗi quý (3 tháng) các thành viên có thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu / tháng. Những sản phẩm như cà vạt, dép, hoa cài… là mình tham khảo trên mạng Internet để đưa vào. Họa tiết hoa văn khác hơn xưa, vì mình hướng về mẫu mã mới hơn rất nhiều, nhưng mà cái truyền thống vẫn giữ nguyên.

Đặc biệt, HTX ứng dụng các công nghệ sản xuất, dệt vào các sản phẩm, gắn với các giá trị truyền thống đã mang lại giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

HTX nông nghiệp Hồng Thủy thành lập năm 2019, có 8 hộ thành viên chính thức và 120 hộ thành viên liên kết, vốn điều lệ 100 triệu đồng. HTX quản lý, tổ chức sản xuất 130 ha lúa Ra Dư, một đặc sản của người dân tộc Pa Kô. HTX giữ vai trò cung cấp các dịch vụ đầu vào cho thành viên như giống, phân bón, làm đất, hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu mua, bao tiêu lúa cho thành viên. 

Đặc biệt, HTX đã ứng dụng công nghệ, máy móc tiên tiến giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đây là mô hình HTX sản xuất của người dân tộc thiểu số, giúp cho bà con người dân tộc sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, có quy trình sản xuất theo quy mô hàng hóa, thích ứng với thị trường, giảm tình trạng sản xuất “du canh” kém hiệu quả, tổn hại môi trường.

Nhiều HTX được hỗ trợ thực hiện các dự án đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất thông qua chương trình khuyến công với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao với 2,2 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của Liên minh HTX Việt Nam 1,8 tỷ đồng đã hỗ trợ cho các HTX: Dầu tràm Lộc Thủy, Dệt Zèng Nhâm, An Lỗ, Quảng Thọ 2, Hồng Thủy xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị.

Chính nhờ sự thành công của nhiều HTX thông qua ứng dụng công nghệ, KHKT tiên tiến vào hoạt động SXKD. Các cơ quan, ban ngành triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, giúp HTX tiếp cận thông tin, đầu tư cơ giới hóa vào SXKD trong nông nghiệp, đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào canh tác đảm bảo an toàn thực phẩm. HTX Công nghệ thông tin Huế xây dựng và chuyển giao các phần mềm ứng dụng về kế toán, thanh toán tiền điện, quản lý chợ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ... cho các HTX. Hiện có hơn 20% số HTX sử dụng các phần mềm ứng dụng vào SXKD, quản lý điều hành.

Sàn thương mại điện tử kinh tế hợp tác được thành lập, tạo điều kiện cho các HTX, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh trưng bày, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, bước đầu phát huy hiệu quả, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân, các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đầu tư hình thành vùng sản xuất lúa, rau hữu cơ quy mô lớn, liên kết bao tiêu và chế biến sản phẩm chất lượng cao. Tỉnh cũng tập trung xây dựng các dự án phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp nói chung và khu vực kinh tế hợp tác xã, HTX nói riêng ngày 3-6-2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể; Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về kinh tế tập thể; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.

Trong đó, về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sẽ được tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà kho, sân bãi, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên. Ưu tiên các hợp tác xã sản xuất quy mô lớn, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương theo hướng xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp, tham gia chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao, gắn với tăng trưởng xanh; sản xuất sản phẩm OCOP...

Hồng Minh

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu