Cooperatives | Thứ sáu, 11/11/2022 | 06:54 GMT+7
0 |

Tư tưởng 'sống tốt đời đẹp đạo' trong khu vực HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

Trong thời gian qua, các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thành viên là người có đạo ở Nam Bộ đang hoạt động rất tích cực, đóng góp chung vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố là TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. Gồm 2 tiểu vùng: Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh; Tây Nam Bộ bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và TP. Cần Thơ.

Kinh tế tập thể khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, các tôn giáo đều có những bước phát triển và cũng có những biến đổi sâu sắc theo chiều hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “tuân thủ luật pháp Nhà nước”, ngày càng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiều hoạt động tôn giáo có yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ có thể gây mất ổn định vẫn cần phải điều chỉnh theo pháp luật.

Số lượng HTX tại các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ

Đến cuối năm 2021, tổng số HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thành viên là tín đồ Công Giáo trong vùng là 824 HTX, 1 LH HTX, 505 THT; số HTX tăng 356 HTX (khoảng 289%) so với năm 2001; 156 HTX hoạt động hiệu quả (chiếm 41,4%). Tổng số thành viên HTX năm 2021 là 11.576 người, tăng 5.691 người (khoảng 2,6 lần) so với năm 2001. Số lao động làm việc thường xuyên tăng từ 3.326 người năm 2001 lên 9.579 người năm 2021 (tăng 6.253 người, khoảng 18,76%).

Số lượng HTX tại các tỉnh, thành Tây Nam bộ

Trong những năm qua, kinh tế tập thể, HTX được các cấp ủy, chính quyền địa phương vùng có đồng bào theo đạo ở Nam Bộ thường xuyên quan tâm củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động. Các HTX, tổ hợp tác đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Tỷ lệ HTX có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nam bộ

Phát huy truyền thống đoàn kết, với phương châm “kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ đã giúp nhau thoát nghèo, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm tốt và nhiều tấm gương tiêu biểu trong lao động, sản xuất; các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tương tự, đạo Cao Đài cũng thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, chung sức cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, HTX làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt, các thành viên HTX là người dân tộc thiểu số sinh sống trong các vùng có đạo luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, sống theo tinh thần “tốt đời đẹp đạo”.

Sống tốt đời đẹp đạo là "kim chỉ Nam" phát triển

Để hiểu rõ hơn về sức lan tỏa của tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo” vào mô hình HTX tại các tỉnh Nam Bộ, Tạp chí Kinh Doanh tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 60 HTX có toàn bộ hoặc một số thành viên là dân tộc thiểu số (có quy mô từ 3 – 50 người tham gia vào sản xuất, phân bố rải khắp 2 tiểu vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ). Thời gian thực hiện khảo sát là 3 tháng (từ tháng 6 – 9/2022).

Điểm đặc biệt của cuộc khảo sát là các câu hỏi tập trung xoay quanh nội dung về việc hưởng ứng tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo” đã tác động như thế nào tới tinh thần làm việc, sáng tạo, ứng xử, từ đó tác động đến sản xuất, kinh doanh của các HTX, đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát, tác động cả đầu ra và đầu vào sản xuất.

Tỷ lệ thành viên HTX là đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá tích cực về tư tưởng sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Kết quả cho thấy, về liên kết ngang – tức là đồng bào dân tộc đánh giá thế nào sao khi hưởng ứng tinh thần sống “tốt đời đẹp đạo”, 90% thành viên HTX là đồng bào dân tộc thiểu số cảm thấy tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo” có tác động rất tích cực, các thành viên đoàn kết với nhau hơn, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, cùng hợp tác để vươn lên, từ đó giúp nâng cao thu nhập, đóng góp giúp thu nhập HTX tăng cao từ 20-50% so với việc mạnh ai nấy làm, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn. Trong khi đó, chỉ khoảng 10% còn lại là chưa thấy rõ tác động của việc áp dụng tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo”.

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Tạp chí Kinh doanh cũng cho thấy, không chỉ các thành viên theo đạo mà rất nhiều thành viên không theo đạo trong các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo”. Từ đó luôn sống hết mình vì mọi người, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chia sẻ khó khăn cùng các thành viên khác.

Tỷ lệ những thành viên HTX là đồng bào dân tộc thiểu số không theo đạo nhưng vẫn sống theo tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo”

Cụ thể, trong cuộc khảo sát với gần 50 thành viên HTX là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không theo đạo, có 30 người (tương đương 60%) cho biết, có biết đến tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo” và tin tưởng vào lối sống này. Những người còn lại được khảo sát dù không tìm hiểu về tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo” nhưng khẳng định sẽ luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của những thành viên khác.

Có thể thấy, trong sinh hoạt tôn giáo, bên cạnh tư tưởng “sống tốt đời đẹp đạo”, các chức sắc, tu sĩ luôn chỉ dạy tín đồ biết "tiết kiệm, chống lãng phí", ốm đau dùng thuốc, đi viện thay vì giết trâu, bò, lợn gà để làm vật cúng tế gây tốn kém. Tín đồ vừa tiết kiệm, lại có tiền lo cho con ăn học và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Theo kết quả điều tra của luận án, có 90,57% cán bộ địa phương cho rằng: tín đồ Công giáo chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế. Khảo sát 109 chức sắc, tu sĩ Công giáo, với nội dung đánh giá về đời sống của tín đồ Công giáo hiện nay trên địa bàn, có 83% đánh giá tốt hơn, 9,92% cho là không thay đổi và 7,08 % cho là kém hơn, rõ ràng đời sống của tín đồ Công giáo đang ngày một phát triển.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương là cơ bản, nhưng sự hỗ trợ từ phía Giáo hội cũng góp phần thay đổi nhận thức của tín đồ trong phát triển kinh tế, chăm chỉ làm ăn, nâng cao trình độ sản xuất, tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm góp phần giúp đồng bào thoát nghèo. Những quy tắc trong làm ăn dựa trên nền tảng đức tin và lối sống được khuyên răn hàng ngày trong sinh hoạt tôn giáo không chỉ có ý nghĩa giúp người dân nâng cao ý thức trong sản xuất, mà còn tạo động lực, niềm đam mê trong phát triển kinh tế và phù hợp với chủ trương phát triển bền vững về kinh tế của Việt Nam.

Hưng Nguyên

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu