Tín đồ Cao Đài vùng đồng bào DTTS: Tạo động lực phát triển HTX nông nghiệp
Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 2,9 triệu người DTTS theo các tôn giáo (chiếm khoảng 20% dân số là người DTTS). Trong đó, đạo Cao Đài là tôn giáo có vai trò nhất định trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam và có tác động tích cực đến văn hoá của cư dân Nam Bộ.
Trong lao động sản xuất, phát triển KTTT, HTX... thời gian qua, các tín đồ đạo Cao Đài luôn hỗ trợ, cùng nhau phát triển. Quá trình tu hành, tín đồ đạo Cao Đài luôn có ý thức đối với cộng đồng xã hội và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và làm giàu cho xã hội.
Trong phát triển KTTT, HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, các tín đồ Cao Đài cũng như các tôn giáo khác luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng và quan tâm.
Dù phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng nhưng những đóng góp của cộng đồng tín đồ Cao Đài đã góp phần đưa tổng số HTX, THT của cả nước (tính đến hết năm 2021) đạt 34.871 tổ hợp tác nông nghiệp và hơn 18.000 HTX nông nghiệp, chiếm gần 70% tổng số HTX cả nước với khoảng 3,2 triệu thành viên.
Tổ chức giáo hội được quy định trong Tân luật, Pháp Chánh truyền của đạo Cao Đài. Ở cấp trung ương Hội thánh có Toà thánh là nơi hoạt động của chức sắc lãnh đạo giáo hội. Về mặt tổ chức cấp Hội thánh có 3 Đài gồm: Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài. Đặc điểm về tổ chức giáo hội của đạo Cao Đài xây dựng trên cơ sở Trời và Người hợp nhất với nhau để giải quyết việc đạo.
Ở cấp cơ sở, trước đây, tổ chức hành chính cấp địa phương của đạo Cao Đài có 4 cấp gồm: Trấn đạo, Châu đạo, Tộc đạo và Hương Đạo.
Nhiều chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp được ra đời như: (1) chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; (2) chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; (3) chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; (4) chính sách tiếp cận vốn và quỹ phát triển HTX; (5) chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; (6) chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (7) chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; (8) chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (9) chính sách ưu đãi về tín dụng; (10) chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; (11) chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm.
Đạo Cao đài là tôn giáo do người Việt Nam sáng lập tại Tây Ninh nên mang đặc điểm văn hoá của cư dân Nam Bộ. Các giá trị văn hóa của đạo được kết tinh, lan tỏa, hình thành cộng đồng văn hóa riêng, có giá trị thiết thực.
Trong lao động sản xuất, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện việc vần công, đổi công, hỗ trợ nhau trong lao động. Quá trình tu hành, tín đồ đạo Cao Đài luôn có ý thức đối với cộng đồng xã hội và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và làm giàu cho xã hội. Việc thành lập và phát triển mô hình HTX đã góp phần tạo cho cuộc sống của người tu hành trở nên có ý nghĩa, có ích cho xã hội, tác động đến đạo đức, lối sống của người dân đồng bào DTTS.
Hiện nay, đời sống mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế xã hội của đồng bào theo đạo Cao Đài ở Tây Ninh được cải thiện rất nhiều so với trước. Chẳng hạn, toàn huyện Hòa Thành - nơi đặt Tòa thánh hiện có hơn 500 doanh nghiệp, HTX, và đa số các chủ doanh nghiệp là tín đồ của đạo Cao Đài, một số tín đồ đã thành lập công ty du lịch, lữ hành...Hàng năm, các doanh nghiệp, HTX này đã cùng với chính quyền địa phương tạo điều kiện chăm lo tốt vấn đề giải quyết việc làm, phát triển kinh tế cho người dân, cũng như thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Theo các chuyên gia, để phát triển bền vững khu vực KTTT nói chung và KTTT, HTX trong khu vực có tín đồ đạo Cao Đài nói riêng, thời gian tới cần hoàn thiện thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp, thay đổi quan điểm về HTX và sự hỗ trợ cho HTX.
Chẳng hạn, cần coi kiểm toán hợp tác xã là công cụ hữu hiệu để nhận diện đúng hợp tác xã, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động kiểm toán.
Ở góc độ định hướng về phát triển dân tộc, tôn giáo, cần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Theo đó, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền; tiếp tục hướng dẫn chức sắc, tín đồ thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách về tôn giáo.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, nhất là ở cấp huyện, xã. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong phát triển KTTT, HTX vùng DTTS đạo Cao Đài phát triển tương đối đa dạng từ các loại hình nông nghiệp, họ được thụ hưởng các chính sách cơ bản như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ phát triển HTX; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ thành lập mới HTX, liên hiệp HTX; hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất; ưu đãi về tín dụng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩm.
Rõ ràng, việc phát triển HTX nông nghiệp của các tín đồ Cao Đài trong vùng DTTS thời gian qua đã đem lại một số thành quả nhất định, đó là: góp phần gia tăng số lượng HTX trong nông nghiệp; làm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng quy mô của từng HTX trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX; có tác động tích cực trong việc mang lại hiệu quả kinh tế đối với thành viên tham gia HTX và các hộ liên kết.
Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đã được tín đồ phát huy trong quá trình tồn tại và trở thành những chuẩn mực trong đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nhân cách con người. Tạo dựng giá trị nhân sinh trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ, góp phần xây dựng truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng giàu bản sắc và bền vững.
Minh Thành