Cooperatives | Thứ ba, 29/11/2022 | 07:50 GMT+7
0 |

Phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhiều phụ nữ tỉnh Bắc Kạn đã đứng ra xây dựng các mô hình tổ hợp tác, HTX, qua đó liên kết giúp đỡ nhiều phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế. 

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh thiên chức làm vợ, làm mẹ, phụ nữ các dân tộc thiểu số ngày càng thể hiện vai trò then chốt trong quán xuyến, tổ chức cuộc sống gia đình, đến việc tham gia các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình (với hơn 70%) lao động nữ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, do sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng “tam tòng, tứ đức” đã khiến phụ nữ dân tộc thiểu số luôn sống trong tâm trạng cam chịu, ngại thay đổi và khó bắt nhịp với cái mới. 

Những vấn đề bất cập của phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay cũng là những vấn đề lớn và đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Đó là những hạn chế về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, điều kiện chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là tâm lý tự ti với những thói quen truyền thống, những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ là rào cản lớn nhất đối với phụ nữ các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn trong việc phát huy những thế mạnh của mình vào quá trình phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội.

Tỷ lệ giới tính nữ ở dân tộc thiểu số chiếm khá cao so với nam giới (Nguồn Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc).

Trình độ học vấn của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng là thấp, bởi cha mẹ thường ưu tiên để con trai được đến lớp học, còn con gái phải ở nhà phụ giúp việc nương rẫy. Do đó có sự khác nhau giữa nam và nữ, nam bao giờ cũng có trình độ học vấn cao hơn, nhiều chị em dân tộc Mông, Dao, Nùng không biết đọc và ký tên mình. Bên cạnh sự khác biệt về giới, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng tác động lớn đến trình độ học vấn, người nghèo ít có cơ hội đến trường nên trình độ học thấp và khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất lại càng khó khăn.

Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc thực hiện. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản có trụ sở, chi nhánh đóng trên địa bàn xã vùng dân tộc thiểu và miền núi còn khá khiêm tốn với 44.439 đơn vị, tương đương với 0,8% số doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến đang hoạt động trên phạm vi cả nước.

Nhiều phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa biết viết chữ phổ thông (Nguồn Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc).

Khoảng 64,5% số doanh nghiệp và cơ sở này là cơ sở chế biến nông sản. So với các vùng khác, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có lợi thế về các sản phẩm lâm nghiệp với 55,5% các cơ sở chế biến lâm sản tập trung ở vùng này. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế về các sản phẩm thủy sản với gần 60% cơ sở chế biến thủy sản tập trung tại các xã thuộc vùng này.

Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản có trụ sở, chi nhánh đóng trên địa bàn xã vùng dân tộc thiểu và miền núi còn khá khiêm tốn (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Tuy vậy, cũng nhìn thấy những tích cực trong sản xuất nông nghiệp, khi ngày càng có nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể, HTX ở tỉnh Bắc Kạn được đẩy mạnh phát triển, đặc biệt nhiều mô hình do phụ nữ quản lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 263 HTX và 01 liên hiệp hợp tác xã với tổng vốn điều lệ khoảng 260 tỷ đồng (trong đó 183 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản, 80 HTX phi nông nghiệp); tổng số thành viên các HTX là 2.295 thành viên; tổng số cán bộ quản lý HTX là 792 người. Trong đó, số cán bộ quản lý trình độ cao đẳng, đại học hoặc đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp là 141 người (chiếm 18%), số HTX do phụ nữ làm chủ chiếm 30%.

Đa số phụ nữ ở vùng DTTS ở Bắc Kạn đều hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực học tập, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá các hoạt động để nâng cao thu nhập. Để phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, các chị em phụ nữ còn tích cực tham gia Chương trình OCOP, thành lập các mô hình kinh tế tập thể, huy động nguồn lực để phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Từ đó, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 29,4% (năm 2016) xuống còn 18,5% (năm 2020).

Đặc biệt, đã có nhiều mô hình kinh tế tập thể, HTX do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ. Theo khảo sát, hiện có gần 20 phụ nữ là người dân tộc thiểu số đang quản lý các HTX ở Bắc Kạn. Lĩnh vực chủ yếu được chị em lựa chọn là sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm sản đặc sản địa phương.

Đây cũng đang là hướng đi bền vững mà tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng thông qua chương trình mỗi xã phường một sản phẩm. Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, sự kiên trì và cũng đầy nhạy bén của phụ nữ, các chị đã thành công với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, mang lại thu nhập khá và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dù số lượng phụ nữ dân tộc thiểu số làm quản lý HTX chưa phải nhiều, nhưng đó là bước tiến vượt bậc tại tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn. Để hội viên thêm tự tin, các cấp Hội đã phối hợp với các đơn vị như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh HTX tỉnh... tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng khởi nghiệp, điều hành HTX và trực tiếp hỗ trợ vốn vay ưu đãi, mua sắm trang thiết bị cho hội viên khởi nghiệp.

Tỷ lệ nam giới đảm nhiệm quản lý của các HTX ở Bắc Kạn vẫn chiếm lệ cao.

Sau các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tập huấn về khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, chị em đã thay đổi rõ rệt về nhận thức. Mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Qua đó, thu nhập đã dần ổn định và đời sống chị em từng bước vươn lên

Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực văn hoá, hội viên phụ nữ các cấp cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn minh, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị của địa phương.

Điều này cho thấy không chỉ “giỏi việc nước”, các thế hệ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn cũng quan tâm chăm lo “việc nhà”, vun vén hạnh phúc gia đình, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

Tiêu biểu là HTX Tài Hoan, xã Côn Minh (Na Rì). Năm 2020, HTX Tài Hoan đã đánh dấu bước ngoặt trong sản xuất, kinh doanh đối với mô hình kinh tế tập thể khi có tới 2 lô hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Thành công đó không thể không kể đến vai trò của nữ giám đốc đầy nhiệt huyết người dân tộc Tày - chị Nguyễn Thị Hoan, cùng các thành viên HTX trong đó quá nửa là phụ nữ.

Từ một cơ sở sản xuất quy mô gia đình, chị Hoan thành lập HTX và đưa sản phẩm miến dong truyền thống ở vùng đất Côn Minh lên tầm cao mới. Hiện nay, sản phẩm Miến dong Tài Hoan được công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia (5 sao) và có mặt tại nhiều đại lý, cửa hàng lớn trong cả nước, trên các trang thương mại điện tử. Đồng thời, tiếp nối thành công, sản phẩm miến dong của HTX được đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thành công của miến dong Tài Hoan chính là nhờ áp dụng được công nghệ thông tin trong mở rộng thị trường, sự tự tin, trình độ của người quản lý.

Tuy nhiên, trên hành trình này, nhiều phụ nữ quản lý HTX do đồng bào dân tộc thiểu số cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Cái khó nhất của một phụ nữ dân tộc khi khởi nghiệp là phải đủ tự tin để vượt qua định kiến xã hội. 

Chị Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan cho biết, bản thân phải cố gắng hơn người khác rất nhiều, phải học từ cách quản lý, vận hành HTX; kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động; cách vận hành dây chuyền sản xuất; kết nối doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ mở rộng thị trường; thủ tục xuất khẩu… Tất cả đều phải học. Nhiều thất bại đã phải trả giá bằng tiền nhưng may mắn là bản thân chưa bao giờ bỏ cuộc và thành viên vẫn đồng hành cùng mình.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 có hiệu lực từ ngày 3/3/2021. Trong đó, nổi bật là chỉ tiêu tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, HTX đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Theo đó, Nghị quyết 28 đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp là tăng cường sự lãnh đạo, chủ đạo của các cấp Đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới trên các lĩnh vực có liên quan. Thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Thúy 

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu