Phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai gắn với phát triển KTTT, HTX vùng đồng bào DTTS
Là một trong những tôn giáo có sự phát triển khá nhanh ở Việt Nam nên đạo Tin Lành đã được khá nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau từ quá trình hình thành, phát triển đến đội ngũ chức sắc, tín đồ, hệ thống tổ chức, sinh hoạt tôn giáo, những tác động kinh tế - xã hội. Trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đối với tín đồ Tin Lành, tỉnh Gia Lai đã đề ra đường lối đúng đắn, sát hợp với thực tiễn, vận dụng Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp có sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phương.
Đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Những thành tựu trên có sự đóng góp tích cực của KTTT mà nòng cốt là HTX: Nhiều HTX làm ăn có hiệu quả, giải quyết được nhiều việc làm, đóng góp tích cực các phong trào (đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo), tham gia xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Điều kiện tự nhiên
Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên phải kể đến là vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, thủy văn…, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên đem lại nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển HTX.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khi cơ cấu kinh tế được chuyển dịch, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, các tiềm năng, nguồn lực của địa phương được khai thác có hiệu quả, trong điều kiện đó đòi hỏi HTX phải xác định phương hướng, dự báo được sự vận động và xu thế phát triển chung của nền kinh tế, có hướng đi phù hợp, phát triển ổn định, lâu dài góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dân số, lao động, việc làm
Khi HTX có đội ngũ thành viên và người lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ cả về số lượng, chất lượng cũng như trách nhiệm với công việc là điều kiện thuận lợi cho phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thiết lập tốt các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các HTX khác và với các thành phần kinh tế khác tạo ra lợi ích nhiều hơn.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng nâng cấp và phát triển tạo nên các kênh lưu thông phân phối hàng hóa chủ yếu trên thị trường nội địa; các phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại được hình thành; góp phần đảm bảo cho thương mại có một diện mạo mới, có tác dụng thu hút và lan tỏa trên thị trường. Đảm bảo chủ động cân đối quan hệ cung cầu các mặt hàng trọng yếu, thị trường vận động một cách tích cực và ổn định.
Yếu tố thị trường
Đây là nhân tố luôn luôn động, nó quyết định các HTX sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu. Nhân tố thị trường bao gồm: Vì vậy, muốn phát triển HTX, cần thiết phải có sự ưu tiên, tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và tìm kiếm những thị trường có lợi nhất, có ưu thế nhất, phù hợp với khả năng của HTX. Có như thế HTX mới tồn tại và phát triển trong cạnh tranh bình đẳng.
Chính sách về phát triển HTX
Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX. Đây là yếu tố tạo hành lang pháp lý đồng thời cũng là định hướng phát triển HTX.
Nhân tố thuộc bản thân HTX, Tổ chức bộ máy quản lý
Khi HTX có cơ cấu tổ chức quản lý điều hành khoa học, hợp lý, hoạt động có hiệu quả, cán bộ quản lý HTX có năng lực và trình độ quản lý điều hành tốt, có tâm huyết với HTX là yếu tố thuận lợi đưa HTX phát triển.
Năng lực Ban quản trị HTX
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến các quyết định phát triển HTX, việc ra các quyết định phụ thuộc vào trình độ, giới tính, độ tuổi và nhận thức. Ban quản trị HTX có trình độ càng cao sẽ nhìn nhận, phân tích thực trạng HTX, đánh giá đúng nhu cầu thị trường và xử lý công việc đúng đắn hơn nên khả năng ra các quyết định có tính khả thi cao.
Phương thức điều hành HTX
Những HTX do chính những thành viên thành lập, quản lý và điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của thành viên, tập thể và xã hội được coi trọng, phân phối một cách hợp lý, hiệu quả được kiểm nghiệm trên thực tế thì mới có giá trị và khuyến khích được HTX phát triển.
Nhận thức của thành viên tham gia HTX
Sự thành công của HTX cần có niềm tin và sự ủng hộ từ thành viên. Thành viên có chung một mục đích, nhu cầu và có niềm tin cùng nhau hợp tác góp vốn, góp sức nhằm đem lại lợi ích cao hơn, nhìn thấy lợi ích của mình khi tham gia HTX và biết chia sẻ, giúp đỡ các đối tác khác với thiện chí và thân thiện, đó chính là nhân tố thuận lợi cho HTX phát triển, là chiếc chìa khóa vàng của mọi sự thành công.
Một trong những ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào các dân tộc Gia-rai và Ba-na ở tỉnh Gia Lai đối với lĩnh vực kinh tế là góp phần cùng với Nhà nước làm cho đồng bào dần từ bỏ tập quán du canh du cư, từ săn bắt, hái lượm, đốt rừng làm rẫy và dựa vào thiên nhiên là chính chuyển sang định canh định cư. Điều này đã thiết lập thói quen mới giúp cho người dân ổn định, có điều kiện để phát triển sản xuất theo vườn, rẫy chuyên canh, bảo vệ tài nguyên rừng. Vừa sản xuất kết hợp với khai thác, tận dụng các điều kiện tự nhiên, biết ngăn sông đắp đập, biết lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên đem lại năng suất cao, biết tổ chức các hình thức sản xuất tập trung.
Bên cạnh đó, việc theo đạo Tin Lành đã giúp đồng bào DTTS tại đây giảm bớt nhiều lễ cúng thần trong mùa sản xuất và thu hoạch.
Ngoài ra, nhiều đồng bào theo đạo Tin Lành còn được hướng dẫn kỹ thuật làm lúa nước. Trước đây, đại bộ phận đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai chỉ có thói quen và kỹ thuật trồng lúa rẫy, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên và mỗi một năm chỉ trồng được một vụ lúa vào mùa mưa. Ngoài việc truyền đạo, các mục sư đạo Tin Lành còn hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng lúa nước...
Bên cạnh đó, một số chức sắc đạo Tin Lành với uy tín, ảnh hưởng của mình thông qua nhiều hình thức đã huy động được các nguồn vốn từ người dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và các nguồn tài trợ từ nước ngoài để thực hiện chương trình giúp đỡ tín đồ phát triển kinh tế. Thông qua sinh hoạt tôn giáo, các chức sắc tôn giáo nắm rõ đời sống kinh tế của từng hộ gia đình trên địa bàn. Với gia đình nghèo họ hỗ trợ, cho vay vốn không lãi để sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, giống. Ngoài ra, cũng cần nhìn nhận sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức Tin Lành vào việc xóa đói, giảm nghèo cho tín đồ, các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương ở tỉnh Gia Lai. Những năm gần đây, các tôn giáo trong đó có đạo Tin Lành tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo, các hoạt động cứu trợ xã hội, nhất là khi xảy ra các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh, mất mùa… của đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai đã góp phần cùng với chính quyền giải quyết những vấn đề xã hội.
Đối với Nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý HTX: Trong tổ chức bộ máy quản lý HTX cũng như việc lựa chọn nhân sự tham gia bộ máy quản lý cần để thành viên toàn quyền quyết định. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX phải được thành viên bàn bạc và thông qua Đại hội thành viên quyết định tại Đại hội thành viên. Mọi hoạt động tài chính phải được chấp hành nghiêm chỉnh theo luật pháp và theo chế độ kế toán Nhà nước quy định cho HTX. Các báo cáo tài chính phải được công khai để thành viên xem xét tại Đại hội thành viên hàng năm.
Hỗ trợ các HTX tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với HTX. Cải cách thủ tục hành chính. Giảm tối đa thủ tục đăng ký thành lập mới HTX, mở rộng phạm vi kết nạp thành viên, có chính sách hỗ trợ tư vấn thành lập mới phát triển số lượng HTX, thành lập các liên hiệp HTX ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Các cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực cần quan tâm đến công tác tư vấn, giúp đỡ HTX tháo gỡ khó khăn hướng cho các HTX hoạt động đúng Luật, không nên nặng về công tác kiểm tra vì đa số năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX hiện nay còn rất nhiều hạn chế.
Đối với bản thân các HTX
Thực hiện đầy đủ việc hạch toán kế toán và phân tích kinh doanh. Thực hiện chế độ phân tích kinh doanh và tiến hành một cách thường xuyên để tìm ra những bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ đó có những chấn chỉnh kịp thời giúp cho HTX phát triển ổn định và tìm ra phương án sản xuất kinh doanh hợp lý nhất nhằm khai thác, sử dụng tối đa mọi nguồn lực của HTX. Thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản và các loại quỹ. Đây là điều kiện, cơ sở vật chất để cho các HTX tồn tại và hoạt động. Để tăng cường quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn và các loại quỹ của HTX có hiệu quả, đúng mục đích.
Mặc dù vào Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng muộn hơn nhiều so với các tôn giáo khác như Phật giáo, Công giáo, tuy nhiên, vượt qua nhiều trở ngại, đạo Tin Lành đã trở thành một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng các DTTS tỉnh Gia Lai. Có thể thấy, với đường lối đổi mới đất nước toàn diện, trong đó có sự đổi mới về nhận thức đối với tôn giáo, đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai bắt đầu có sự phục hồi và phát triển. Đặc biệt, từ sau khi có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Về một số công tác đối với đạo Tin Lành, đạo Tin Lành ở ở tỉnh Gia Lai nói riêng đã phát triển với một sắc thái mới, phát triển nhanh về số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, địa bàn cũng được mở rộng thêm.
Bên cạnh đó, việc phát triển các mô hình KTTT, HTX theo hướng sản xuất tập trung của đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai đã góp phần làm cho đồng bào dần từ bỏ tập quán du canh du cư, từ săn bắt, hái lượm, đốt rừng làm rẫy và dựa vào thiên nhiên là chính chuyển sang định canh định cư; vừa sản xuất kết hợp với khai thác; việc theo đạo Tin Lành đã giúp đồng bào DTTS tại đây giảm bớt nhiều lễ cúng thần trong mùa sản xuất và thu hoạch. Ngoài ra, nhiều đồng bào theo đạo Tin Lành còn được hướng dẫn kỹ thuật làm lúa nước, phát triển kinh tế, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra từ tham gia mô hình HTX.
Minh Thành