Mô hình này giúp cho các thành viên ổn định thu nhập, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng, góp phần đảm bảo an sinh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của huyện Kim Sơn, nơi có đến hơn 80% dân số là người công giáo sinh sống.
Tạo việc làm cho người lao động
Năm 2003, khi đang trong độ tuổi thanh niên, anh Nguyễn Văn Thảnh, người dân xứ đạo Phát Diệm ở xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có khát vọng muốn sản xuất đa canh để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Người lao động của HTX Như Hòa đang chuyển đổi cá sang ao nuôi mới để tăng trọng lượng nhanh hơn. |
Khát vọng và tuổi trẻ thôi thúc, anh Thảnh không ngại khó khăn gian khổ, nghe giới thiệu ở bất cứ địa phương nào trong và ngoài tỉnh có mô hình sản xuất đa canh là anh "khăn gói" đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Hơn một năm tìm tòi kinh nghiệm thực tiễn, cộng thêm học hỏi trên các phương tiện truyền thông, anh Thảnh trở về quê đề nghị chính quyền địa phương cho phép đào ao thả cả, nuôi gà, ngan theo mô hình đa canh tổng hợp trên chính diện tích đất sản xuất của gia đình.
Thế nhưng "cuộc đời không như là mơ", trong 2 năm đầu 2016-2017 gia đình anh đầu tư xây dựng trang trại nuôi mấy trăm con lợn, bất ngờ giá lợn xuống thấp kỷ lục. Toàn bộ kinh phí tích cóp được sau hơn chục năm đổ hết vào lợn bị thua lỗ.Thấy việc đầu tư sản xuất đa canh có hiệu quả, năm 2016, gia đình anh Thảnh tiếp tục mở rộng diện tích thuê đất triển khai xây dựng trang trại nuôi lợn. Cùng với đó là triển khai làm hầm biogas để sử dụng làm chất đốt và bảo vệ môi trường.
Tuổi trẻ không cho phép anh đầu hàng trước những thất bại, anh quay sang nuôi ngan, gà và cá. Cũng chỉ một năm sau, gia đình thu hoạch phần nào vớt vát được thua lỗ kỷ lục của vụ chăn nuôi lợn đầu tiên.
Làm ăn có lãi, gia đình anh Thảnh tiếp tục thuê 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng để phục vụ việc chăm sóc đàn lợn, cá, gà, ngan.
Ông Trương Văn Đức, người dân xã Lai Thành đến làm lao động cho gia đình anh Thảnh cho biết, ông làm việc ở đây được gần hai năm, hàng ngày được gia đình nuôi ăn, mỗi tháng ông được trả 7 triệu đồng tiền công
“Vì làm nông nghiệp nên công việc luôn chân, luôn tay và đòi hỏi phải cẩn thận, tỷ mẩn. Đây là công việc khá tốt, nguồn thu khá đảm bảo, so với công nhân làm trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là những người đã có tuổi như tôi”, ông Đức nói.
Nâng cao hiệu quả từ HTX
Làm ăn có lãi, công việc ổn định lại thấy nhiều người dân địa phương cũng làm trang trại và mô hình tổng hợp như mình, anh Thảnh đã vận động người dân cùng nhau thành lập HTX để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, bao tiêu sản phẩm.
Anh Nguyễn Văn Thảnh và người lao động của HTX Như Hòa đang đánh bắt cá để chuyển sang ao nuôi cho phù hợp. |
Sau thời gian vận động được 29 hộ gia đình cùng có chí hướng sản xuất nông nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tháng 8/2018, HTX dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp Như Hòa chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
Anh Nguyễn Văn Thảnh, Giám đốc HTX Như Hòa, đồng thời là Bí Thư chi bộ xóm 7, xã Như Hòa cho biết, HTX hướng trọng tâm vào các ngành nghề dịch vụ như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản, trồng hoa, dược liệu, cây ăn quả, lúa cao sản…
Đến nay, HTX có tổng diện tích 60 ha, trong đó có 1/3 diện tích cấy lúa cao sản; 40 ao nuôi thủy sản, thủy cầm với gần 20ha; còn lại là trang trại nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, dược liệu, cây ăn quả… Riêng gia đình anh Thảnh hiện đang nuôi 100 lợn mẹ, 600 con lợn thịt; hơn 4 mẫu ao nuôi hải sản, thủy cầm và hàng nghìn con gà các loại.
Anh Thảnh cho biết, từ khi thành lập HTX, các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nông dân, Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ tấp huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tổ chức các hội chợ, gian hàng thương mại giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu đầu ra…
Hiện HTX có mong muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị để nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của HTX đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: thiếu đất sản xuất và xây dựng nhà xưởng, kho bãi, đất nông nghiệp khó chuyển đổi mục đích sử dụng, thiếu vốn sản xuất nên không thể đầu tư mở rộng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, vốn mua thức ăn cho gia súc, gia cầm, xây dựng cơ bản…
Ngoài ra mong muốn có doanh nghiệp làm đầu tàu kết nối, tiêu thụ nông sản thực phẩm của HTX để ổn định đầu ra. Bên cạnh đó, đường giao thông nông thôn đi vào khu vực của HTX cũng còn nhỏ, hẹp, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển thức ăn cũng như nông sản của HTX. Vì thiếu bài bản nên việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi lợn trước đây cũng chưa phù hợp.
“Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ cho các HTX vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về tập huấn khoa học kỹ thuật, tổ chức các hội chợ thương mai, kết nối, tìm kiếm doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ, hỗ trợ về nhà lạnh, kho bảo quản đế tránh tình trạng được mùa mất giá hay tư thương lợi dụng ép giá, đồng thời hỗ trợ làm khu xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay”, anh Thảnh nói.
Phạm Duy
Bài 4: Quỹ tín dụng đồng hành với thành viên HTX