Cooperatives | Thứ năm, 10/11/2022 | 12:09 GMT+7
0 |

Kinh tế tập thể, hợp tác xã với phát triển kinh tế hộ và vận động bà con giáo dân đoàn kết ở Quảng Bình

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống mọi mặt của đồng bào Công giáo ở Quảng Bình ngày càng được nâng lên đáng kể. Nhiều địa bàn có đông đồng bào Công giáo đã trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế, nhất là KTTT, HTX. Từ đó, giúp giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Ở Quảng Bình có 02 tôn giáo đã được công nhận là Công giáo và Phật giáo. Đây cũng là một trong những địa phương có rất đông đồng bào giáo dân. Hiện nay, số lượng người theo đạo Công giáo chiếm 12% dân số của tỉnh với 109.387 tín đồ, sinh sống ở 62 xã, phường, thị trấn của 06 huyện, thành phố, thị xã; có 02 giáo hạt, 35 giáo xứ, 94 giáo họ, có 43 linh mục, 02 trưởng, phó tu viện... Trong khi Phật giáo có trên 3.100 tín đồ, chiếm khoảng 0,35% dân số toàn tỉnh, sinh sống xen kẽ ở 42 xã, phường, thị trấn, phần lớn tu tại gia; có 05 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 53 chức sắc, 13 cơ sở thờ tự.

Trong những năm qua, bà con giáo dân luôn thực hiện đời sống “Tốt đời, đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước” góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương. Phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, chịu thương chịu khó lao động sản xuất nên đời sống ngày một ấm no. 

Nhiều phong trào, mô hình, tổ chức quần chúng bà con giáo dân tham gia rất đông và phát huy tác dụng tốt như: “Thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận”; “Họ đạo bình yên, gia đình giáo dân gương mẫu”; “Họ giáo an ninh, văn minh tiên tiến”; “Khu giáo dân 6 không, 3 phòng”; “Tiếng kẻng an ninh”…

Phát huy truyền thống “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo đang từng ngày xây dựng các xứ, họ đạo thêm khang trang, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu mạnh.

Nhiều địa phương vùng giáo xuất hiện nhiều mô hình hay, nhiều cách làm tốt, với nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong lao động sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản, chế biến, đánh bắt cá xa bờ góp phần phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhiều năm nay, sự đóng góp của đồng bào Công giáo ở Quảng Bình trên lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo luôn đạt hiệu quả cao. Bà con giáo dân đã tích cực giúp nhau trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ ngày càng có nhiều điển hình tiêu biểu.

Trong đó phải kể đến mô hình đánh bắt xa bờ với tàu cá công suất lớn cùng ngư lưới cụ hiện đại đem lại hiệu quả kinh tế cao của nhiều hộ gia đình ngư dân các giáo xứ Tân Mỹ (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn), Văn Phú (Quảng Văn, Ba Đồn), Trừng Hải (Quảng Phú, Quảng Trạch)…; tổ hợp ươm ghép giống cây lâm nghiệp của gia đình giáo dân Trần Văn Bường, ở giáo xứ Chợ Sàng (xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch) được nhiều người biết đến, nhờ thành công từ mô hình ươm cây giống và trồng rau quả sạch VietGAP, mở ra hướng cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương, với tổng doanh thu mỗi năm gần 700 triệu đồng.

Hay như họ giáo Thanh Hải ở huyện Bố Trạch, đã góp vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở vùng giáo như: hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bảy, giáo dân xứ Khe Ngang, xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch), với mô hình chăn nuôi lợn rừng trên 100 con.

Hay hộ giáo dân Nguyễn Thị Nguyện, giáo xứ Troóc, xã Phúc Trạch, từ một hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng mới 800 gốc tiêu, nuôi 60 con lợn thịt, 300 con gà thả vườn/lứa nay đã vươn lên trở thành hộ khá.

Có thể nói, sự đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng với nhân dân tỉnh nhà thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng là một trong những điểm sáng của người Công giáo ở Quảng Bình trong những năm qua. 

Đặc biệt, lĩnh vực KTTT được xem là một trong những mũi nhọn tiên phong trong phong trào làm kinh tế trong thời gian qua. Nhờ vậy, KTTT trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển đáng kể cả về chất và lượng, khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, đồng thời khẳng định những tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai.

Theo Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn tỉnh có 631 tổ hợp tác (THT), hoạt động các THT đã tác động tích cực và sâu sắc về mặt kinh tế cũng như xã hội, hướng vào mục đích trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Hiện toàn tỉnh đang có 410 HTX và 1 liên hiệp HTX đang hoạt động, thu hút 134.117 thành viên và 4.731 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 4,9 triệu đồng/tháng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 264 HTX, lĩnh vực thủy sản có 20 HTX, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 42 HTX, xây dựng 10 HTX, giao thông vận tải: 22 HTX, thương mại – dịch vụ:18 HTX, môi trường: 10 HTX và Quỹ TDND: 24 Quỹ.

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, hiện Quảng Bình có 175 HTX xếp loại khá tốt, hoạt động hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng, chiếm 52,66%, trong đó có 60 HTX kiểu mới sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị. Trong đó, có sự đóng góp rất lớn của các HTX ở các địa bàn công giáo.

Phát huy truyền thống đoàn kết, với phương châm “kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã giúp nhau thoát nghèo, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm tốt và nhiều tấm gương tiêu biểu trong lao động, sản xuất. Trong đó, đặc biệt là các HTX, THT đã góp phần giúp phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Đơn cử, các tổ hợp tác trồng sim lấy quả, tổ hợp tác trồng nghệ vàng và chế biến tinh bột nghệ thương phẩm thuộc giáo hạt Nguồn Son; tổ hợp ươm ghép giống cây lâm nghiệp của giáo xứ Chợ Sàng (xã Quảng Liên); làng trồng hoa thuộc giáo họ Tượng Sơn (phường Quảng Long); các tổ hợp chế biến thủy, hải sản của hộ gia đình ở giáo xứ Nhân Thọ (Quảng Thọ)… đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Hay như ở thị xã Ba Đồn, hiện có 27 tổ hợp tác khai thác trên biển với số lượng thành viên tham gia gồm 296/437 tàu cá; 147 tàu cá còn lại tham gia vào các tổ đoàn kết khai thác trên biển.

Các Tổ hợp tác tập trung chủ yếu tại các phường, xã có đông đồng bào Công giáo, như: phường Quảng Phúc có 08, xã Quảng Lộc 08, phường Quảng Phong 05, xã Quảng Văn 03, xã Quảng Minh 02 và xã Quảng Tiên có 01 tổ hợp tác.

Trong quá trình hoạt động, các thành viên tổ hợp tác đã liên kết chặt chẽ để tổ chức sản xuất, trao đổi thông tin ngư trường khai thác, thị trường giá cả sản phẩm đánh bắt; hỗ trợ trong khai thác, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ tài sản, cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra trên biển.

Đáng nói, nhiều HTX do giáo dân thành lập mới tuy có ít thành viên nhưng đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển chuyên canh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo mô hình chuỗi giá trị. Đồng thời, làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, giúp các thành viên thực hiện tốt cơ giới hóa, nâng cao năng suất cây trồng, gia tăng sản lượng hàng hóa nông-lâm-thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

Nhiều HTX có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết làm chủ, phát huy được thế mạnh của địa phương, tổ chức tốt khâu sản xuất cũng như tiêu thụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhờ vậy, phong trào thi đua phát triển kinh tế trong đồng bào công giáo diễn ra sôi nổi, đều khắp trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh”.

Hoàng Oanh

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu