Cooperatives | Thứ hai, 21/11/2022 | 07:03 GMT+7
0 |

Khu vực kinh tế tập thể, HTX đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chuỗi sản phẩm quế ở Yên Bái

Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, trong đó Yên Bái là một trong những địa phương trọng điểm của cả nước. Tuy vậy, để đưa sản phẩm quế đi xa cần phát triển mạnh chuỗi giá trị, kết nối đồng bào dân tộc trồng quế thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, từ đó liên kết trực tiếp với doanh nghiệp.

Tỉnh Yên Bái nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như như dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%...

Đáng chú ý, một trong những loại cây trồng chủ lực ở tỉnh Yên Bái là quế. Đặc biệt việc phát triển cây quế gắn với chuỗi giá trị, thông qua phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã giúp cho nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Thông qua mô hình kinh tế tập thể, HTX, đồng bào dân tộc thiểu số đã biết cách sản xuất, cung ứng ra thị trường các sản phẩm quế đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như quế hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính nhất như Mỹ, châu Âu…

Đồng thời, cũng thông qua khu vực kinh tế tập thể, HTX – đại diện cho bà con nông dân là người dân tộc thiểu số liên kết trực tiếp với doanh nghiệp, nhằm cung ứng vật tư, quy trình sản xuất đầu vào và đảm bảo đầu ra ổn định. Từ đó, giúp bà con yên tâm sản xuất, không còn phải lo bữa ăn hàng ngày và có cuộc sống ấm no.

Sản phẩm quế gắn chặt với cuộc sống sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái.
Đến nay, thương hiệu quế Yên Bái đã khẳng định được giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế, tiêu biểu là quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 01/2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020. 

Đây là điều hiếm thấy trên thế giới, một quốc gia khác bảo hộ sản phẩm của Việt Nam trên đất nước họ. Điều đó khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ. Đặc biệt, từ 1/8/2020, quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Srilanka là 4 quốc gia sản xuất quế lớn nhất thế giới, trong đó Indonesia đạt sản lượng 89.000 tấn, Trung Quốc 82.000 tấn, Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, Srilanka đạt 24.000 tấn. Về thị trường tiêu thụ, 3 quốc gia nhập khẩu quế nhiều nhất thế giới là Ấn Độ với gần 32.000 tấn mỗi năm; Hoa Kỳ hơn 28.000 tấn và Đức nhập hơn 20.000 tấn.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế còn tương đối khiêm tốn so với các sản phẩm gỗ khác, nhưng với hơn 200.000 hecta rừng quế đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa. Theo báo cáo của UBND các tỉnh Yên Bái, quế đang trở thành cây trồng giúp bà con các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo,giúp địa phương giữ vững an ninh chính trị tại các vùng giáp biên, đóng góp vào hiệu quả chương trình “Giảm nghèo bền vững” của Chính phủ trong những năm qua.

Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với trên 81 ngàn ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên (45,2 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích quế toàn tỉnh) và huyện Trấn Yên (19 nghìn ha; chiếm 23,4% diện tích quế toàn tỉnh); ngoài ra phân bố không nhiều ở một số huyện như Văn Chấn (9 nghìn ha, chiếm 11,1%), Lục Yên (5,9 nghìn ha, chiếm 7,2%) và Yên Bình (2,1 nghìn ha, chiếm 2,6%).

Văn Yên là huyện trồng nhiều quế nhất ở Yên Bái.

Qua số liệu cho thấy, tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, cây quế phủ khắp các xã, thị trấn. Trung bình hàng năm, các địa phương khai thác khoảng 18.000 tấn vỏ quế; 85.000 tấn cành, lá với sản lượng bình quân 600 tấn/năm và 200.000 m3 gỗ quế phục vụ chế biến và xuất khẩu gỗ. Quế Văn Yên được cho là giống quế tốt nhất Việt Nam, có hàm lượng tinh dầu cao thứ 2 ở Việt Nam (sau quế Trà My - Quảng Nam).

Với trên 81.000 ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, Yên Bái là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng quế lớn nhất nước. Cây quế góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp đồng bào dân tộc thiểu số địa phương có cơ hội vươn lên làm giàu. Trung bình hàng năm, các địa phương khai thác khoảng 18.000 tấn vỏ quế; 85.000 tấn cành, lá với sản lượng bình quân 600 tấn/năm và 200.000 m3 gỗ quế phục vụ chế biến và xuất khẩu gỗ.

Đặc biệt, thời gian qua, việc liên kết giữa doanh nghiệp, HTX đã được đẩy mạnh ở Yên Bái, kết nối trực tiếp giữa người trồng quế với doanh nghiệp. Các mô hình liên kết trên được chính quyền các cấp trong tỉnh Yên Bái quan tâm nhằm tập trung phát triển, hình thành các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm từ quế, quế hữu cơ.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 6.757 ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó, huyện Văn Yên 4.612 ha và Trấn Yên 2.145 ha (Công ty Sơn Hà Văn Yên: 3.541.5 ha (52,4%), Công ty OLam Văn Yên: 1.071 ha (15,8%), HTX Quế Hồi Việt Nam: 2.100 ha (31,1%), HTX tổng hợp dịch vụ Hồng Ca: 45 ha (0,7%).

Quế Trấn Yên thực sự đổi thay từ năm 2015, khi những người dân trồng quế nơi đây được cử đi học tập và làm quế hữu cơ, phát triển liên kết 3 nhà (nhà nước - doanh nghiệp - nông dân) và HTX quế hồi Việt Nam được thành lập năm 2017. Trước thời điểm đó, đầu ra rất khó khăn, người trồng quế thường xuyên bị tư thương ép giá. Sau khi HTX quế hồi Việt Nam được thành lập và làm quế hữu cơ, đầu ra quế ổn định, tư thương vào tận chân rừng quế để thu mua.

Đồng thời, theo khảo sát của người dân thời điểm chưa làm quế hữu cơ, giá quế cao nhất họ chỉ bán được khoảng 22.000 đồng/kg, xong xuống đến 15.000 đồng/kg và liên tục “phập phù”. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, quế được giá, thấp cũng phải 28.000 đồng/kg. Giá quế chỉ cần đạt 20.000 đồng/kg thì người dân đã có thể sống ổn định.

Dưới mỗi tán quế là đỗ tương, gừng, nghệ. Ngoài khoản thu nhập từ quế trung bình khoảng 150 triệu đồng/năm, những hộ trồng quế tại xã Đào Thịnh còn có khoản thu không nhỏ từ những cây trồng dưới tán quế.

Những kết quả ban đầu đạt được là nhờ công sức không nhỏ từ việc đồng bào dân tộc thiểu số chịu tham gia HTX Quế hồi Việt Nam đóng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã và đang tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu.

Từ các nguồn lực hỗ trợ, HTX đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, ứng dụng khoa học, kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ xuất thô, đẩy mạnh chế biến. Ứng dụng công nghệ vào chế biến và hiện nay đang tạo ra 12 loại sản phẩm quế chất lượng cao, với các mặt hàng chủ lực như: quế điếu thuốc, quế ống, quế tăm, quế bột, tinh dầu quế… đang có sức cạnh tranh mạnh và giá bán ổn định.

HTX Quế hồi Việt Nam đã và đang thực hiện quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường: Ấn Độ,Trung Đông, Mỹ, EU, Nhật Bản.. với giá trị kinh tế cao. Đồng thời, cung cấp cây quế giống đảm bảo chất lượng và các dịch vụ cho thành viên,bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ trồng quế trên địa bàn với giá ổn định, tạo việc làm cho 50 - 60 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Nhận thấy, loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, người Dao, người Tày, người H’Mông... ở khắp các xã tại thị trấn Văn Yên và huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đều nhận đất trồng quế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thấy rõ lợi ích từ những mô hình sản xuất quế theo chuỗi giá trị, thì tiềm năng vẫn còn tồn tại những khó khăn. Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất khoảng 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Ngoài ra, có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ của hộ gia đình hoạt động không thường xuyên, sản xuất theo phương pháp thủ công, mỗi năm sản xuất từ 300 - 800 kg/năm/cơ sở.

Tuy nhiên, các nhà máy hiện mới chỉ dừng lại sản phẩm tinh dầu thô với hàm lượng tinh dầu thấp đạt từ 82 - 85% và chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ; các sản phẩm chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, bột quế... chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Vì vậy, giá trị sản phẩm của quế rất thấp.

Ngành quế có thể ổn định trong ngắn hạn với giá bán sản phẩm cao, nhưng có rủi ro trong dài hạn khi diện tích và sản lượng trồng quế vượt qua nhu cầu. Để ngành quế Việt Nam phát triển bền vững, cần tập trung sản xuất nguyên liệu có giá trị cao (có chứng nhận, theo chuẩn kỹ thuật quốc tế), cần nâng cao chất lượng, đảm bảo ổn định để đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chuỗi cung ứng, nâng cao sản lượng xuất khẩu đi EU, Bắc Mỹ.

Liên kết tiêu thụ là khó khăn nhất trong việc phát triển sản phẩm quế.

Do vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết của ngành quế là thành lập HTX, tổ hợp tác, đại diện cho người nông dân cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất quế và đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên hiện nay, 70% đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái trồng quế vẫn gặp khó khăn trong việc liên kết theo chuỗi giá trị, do còn làm ăn nhỏ lẻ và manh mún.

Trước thực tế trên, trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị đối với các dự án sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị có quy mô từ 1.000 ha trở lên được hỗ trợ 2 tỷ đồng/1 dự án. Đây là cơ hội để phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thông qua nghiên cứu thấy rằng, có rất nhiều giải pháp để phát triển chuỗi giá trị ngành quế. Tuy nhiên, mọi giải pháp đều quay về bài toán làm sao thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến các sản phẩm quế; thành lập các tổ hợp tác, HTX phát triển vùng nguyên liệu và sơ chế, thu mua các sản phẩm quế; tổ chức liên kết sản xuất và hình thành các tổ chức xã hội nghề nghiệp để thúc đẩy ngành

Đặc biệt, thông qua các mô hình phát triển bền vững, nhận thức của các chủ thể tham gia trồng quế trong toàn chuỗi giá trị đã được nâng tầm. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, quế là loại cây trồng lâu năm và là nguồn thu chủ lực của bà con dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông… tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn. Việc phát triển sản phẩm quế hữu cơ giúp hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp để thương hiệu quế Việt Nam định vị trên thị trường toàn cầu.

Lê Thúy
 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu