Cooperatives | Thứ năm, 24/11/2022 | 07:39 GMT+7
0 |

HTX thúc đẩy cánh đồng mẫu lớn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tuy dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp khó khăn trong sản xuất lúa. Chính vì vậy, cần có kế hoạch để người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng liên kết, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn thông qua HTX một cách hiệu quả

Theo Cục Trồng trọt, trong vụ lúa Đông Xuân 2020-2021, diện tích lúa sản xuất trong các cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 160.000 ha, giảm 10.000 ha so với vụ Đông Xuân 2019-2020, nhưng diện tích bao tiêu sản phẩm đạt 190.000 ha (tính thêm diện tích lúa ngoài cánh đồng lớn).

Điều này cho thấy, mô hình cánh đồng lớn vẫn được duy trì và phát triển, diện tích hàng vụ ổn định theo sự hợp tác với các doanh nghiệp, nhưng còn chiếm tỉ lệ thấp so diện tích sản xuất lúa toàn vùng (500.000 ha).

Tỷ lệ thành công hợp đồng tiêu thụ của cánh đồng lớn mới chỉ đạt 30% do tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân “bẻ kèo” vẫn còn phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu vai trò của các HTX nông nghiệp.

Theo thống kê, nếu như ĐBSCL có khoảng 2.500 HTX thì theo Sở NN&PTNT tại 4 tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, An Giang (những tỉnh đạt được nhiều hiệu quả trong xây dựng cánh đồng lớn), hiện có khoảng 870 HTX, khoảng 4.134 THT nông nghiệp.

Kinh tế tập thể mà cốt lõi là các THT, HTX không chỉ giúp người dân nói chung mà còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở 4 tỉnh này phát triển sản xuất, làm quen với cánh đồng lớn và chuỗi giá trị.

HTX nông nghiệp là tổ chức giúp nông dân tiếp nhận hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước có thể thông qua HTX để điều tiết giá trên thị trường từ đó hỗ trợ người nông dân.

Trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà nước có thể đầu tư các hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, hệ thống kênh mương và giao cho HTX nông nghiệp khai thác, sử dụng để phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn.

Mặt khác, nhiều hộ gia đình làm kinh tế nhỏ nên không đăng ký kinh doanh, không có mã số thuế và hoá đơn chứng từ tiêu thụ hàng hoá nông sản, do đó thường bị thua thiệt trong việc tiếp cận các chính sách kinh tế hỗ trợ. Bởi vậy, rất ít hộ được hưởng lợi thông qua những chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tham gia HTX, cơ hội cho người dân tiếp cận chính sách hỗ trợ sẽ cao hơn.

Hiện nay, tốc độ mở rộng diện tích liên kết cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg còn chậm. Tuy cả nước đã có gần nửa triệu ha canh tác cánh đồng lớn nhưng thậm chí vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng mới có chưa đến 200.000 ha diện tích canh tác lúa thực hiện liên kết cánh đồng lớn.

Nguyên nhân là do vùng này thiếu các tổ chức nông dân (HTX, THT) có đủ năng lực để liên kết với doanh nghiệp để thu mua sản phẩm của người dân. Nhiều HTX, THT hiện nay chưa đảm nhận tốt được khâu tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng; chưa biết xây dựng các phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh để hoạt động có hiệu quả.

Để đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, chính sách của Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và các chính sách hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm khuyến khích doanh nghiệp, HTX/THT và hộ nông dân tham gia liên kết.

Bên cạnh đó, cần thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý của HTX. Chú trọng đào tạo, tập huấn về bản chất HTX; xây dựng phương án, kế hoạch SXKD; marketing; quản lý HTX và kỹ thuật sản xuất an toàn cho thành viên. Kết hợp với hệ thống khuyến nông, đào tạo nghề trong nông nghiệp và các chương trình đào tạo khác. Quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ cho HTX. Thực hiện tốt chính sách thu hút lao động qua đào tạo về làm việc cho HTX.

Hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm và áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; giao cho HTX thực hiện một số dịch vụ công trong nông nghiệp như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cùng với hỗ trợ cán bộ kỹ thuật cho các HTX.

Hỗ trợ HTX tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, liên kết tiêu thụ cho hộ nông dân thành viên.

Nhà nước cần hỗ trợ chi phí bảo hiểm nông nghiệp trên cơ sở căn cứ mức phí bảo hiểm nông nghiệp theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa doanh nghiệp với HTX nông nghiệp, hộ nông dân thành viên tham gia dự án liên kết…

Như Yến
 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu