Cooperatives | Thứ ba, 22/11/2022 | 07:40 GMT+7
0 |

HTX làm nòng cốt phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh

Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 12,32% dân số toàn tỉnh Quảng Ninh, cư trú ở trên 85% diện tích của tỉnh, có vị trí trọng yếu về quốc phòng - an ninh, biên giới quốc gia. Chính vì vậy, phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp Quảng Ninh nhanh chóng đạt được những mục tiêu về kinh tế xã hội.

Hiện, toàn tỉnh Quảng Ninh có 837 HTX và tổ hợp tác (THT) với số thành viên tham gia lên đến gần 59.000 người. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong HTX, THT dao động từ 36 – 69 triệu đồng/người/năm. Đóng góp của kinh tế tập thể, HTX vào GRDP của tỉnh đạt 1,2%.

Nhìn chung, khu vực kinh tế tập thể, HTX đã đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP của tỉnh. Kinh tế tập thể, HTX đang tạo ra nhiều việc làm, nhất là tại các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, qua đó góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo.

Đồng bào Sán Chỉ ở Quảng Ninh liên kết làm kinh tế.

Khu vực kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh đang thu hút 59.000 người tham gia làm thành viên. Thu nhập bình quân của thành viên, người lao động khu vực HTX nông nghiệp đạt trung bình 1,8-2 triệu đồng/người/tháng, khu vực HTX phi nông nghiệp đạt từ 2-4 triệu đồng/người/tháng.

Tham gia THT, HTX, người dân vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh dần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giảm được chi phí sản xuất từ 10-15% và tăng thu nhập từ 15-20%/năm cho các hộ thành viên và người lao động, tạo mối liên kết, hợp tác, tăng sức cạnh tranh.

Các HTX đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất để sản xuất quy mô lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu. Cũng có những HTX đã đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động tăng 3-5 lần. Một số HTX sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại.

Nhiều HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh đã thực hiện liên kết với các THT, HTX và doanh nghiệp thông qua các hợp đồng cung ứng trước vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu tập trung cung ứng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Hầu hết các HTX có thành viên, hộ liên kết là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay sau quá trình hoạt động nhất định đều trích một phần tài chính tích lũy từ phần lãi để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, đường điện, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá,....

Ngoài ra, đóng góp trực tiếp của khu vực kinh tế tập thể, HTX vùng dân tộc thiểu số là góp phần vào phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của người dân. Kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, gắn với phát triển bền vững tại Quảng Ninh.

HTX chè Hoa Vàng Ba Chẽ đang giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, để mô hình này tiếp tục là động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, các cơ quan quản lý tỉnh cần chủ động huy động các nguồn lực khác nhau, phối hợp mời chuyên gia tổ chức tập huấn kiến thức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế tập thể, nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX. Trong đó chú trọng vào tập huấn, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản trị HTX nông nghiệp cho các giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, kế toán.

Về nguồn vốn, tỉnh cần tận dụng một cách linh hoạt các nguồn vốn trong phát triển kinh tế tam nông, cụ thể là các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: Nông thôn mới, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, chương trình dân tộc và miền núi.

Về đầu ra: trong thời đại 4.0, thương mại điện tử sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực người dân, HTX trong việc kết nối với khách hàng trong và ngoài nước, từ đó giúp mô hình kinh tế tập thể và đồng bào dân tộc thiểu số thích ứng tốt hơn với xu thế thời đại. Chính vì vậy, hỗ trợ HTX tiếp cận khoa học công nghệ, liên kết theo chuỗi giá trị hiện đại để đưa nông sản tiêu thụ theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến là điều vô cùng cần thiết.

Yên Nhi

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu