Cooperatives | Thứ năm, 1/12/2022 | 07:31 GMT+7
0 |

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Các chính sách phát triển HTX, đặc biệt là các HTX khu vực đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tại tỉnh Hà Tĩnh đang phát huy hiệu quả. Ngày càng có nhiều HTX mới được hình thành và phát triển ổn định gắn với chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, tạo ra sự lan tỏa và phát triển bền vững, giúp xoá đói giảm nghèo vùng miền núi, DTTS.

Hà Tĩnh có trên 32 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê. Riêng trên địa bàn huyện Hương Khê có gần 20 DTTS sinh sống ở bốn cụm bản làng gồm: Bản Phú Lâm (Cơn Trồ), xã Phú Gia có 67 hộ, với 256 nhân khẩu dân tộc Lào (Lào Thưng); bản Lòi Sim (nay là xóm Bắc Lĩnh), xã Hương Trạch có 152 hộ, với 605 nhân khẩu dân tộc Mường; bản Rào Tre, xã Hương Liên có 46 hộ với 152 nhân khẩu dân tộc Chứt; bản Giàng, xã Hương Vĩnh có 11 hộ, với 47 khẩu dân tộc Chứt.

Thời gian qua, bên cạnh những chính sách chung của cả nước, tỉnh Hà Tĩnh đã có những chính sách riêng để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo bền vững. Điển hình như huyện Hương Khê có 4 bản dân tộc thiểu số, với gần 280 hộ, gần 1.000 nhân khẩu đang từng bước thoát nghèo bền vững.

Trong công tác đoàn kết dân tộc thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải kể đến vai trò của KTTT trong việc đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất, giải quyết việc làm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; giúp xóa đói giảm nghèo; lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và là nền tảng phát huy nội lực, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của huyện Hương Khê thời gian qua là phát huy tiềm năng, lợi thế về đất rừng, bãi bồi ven sông để mở rộng diện tích bưởi Phúc Trạch, giúp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS

Trong phong trào xây dựng NTM ở vùng dân tộc thiểu số xã Hương Trạch, lãnh đạo xã cho biết, nhận thấy xã có tiềm năng và lợi thế về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là về trồng cây ăn quả, chính quyền đã hỗ trợ giúp bà con thu được những kết quả nhất định. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã có hơn 1.000 hộ trồng mới bưởi Phúc Trạch, cam các loại với tổng diện tích khoảng 170ha. Để được hưởng chính sách của tỉnh, huyện và đưa Hương Trạch trở thành xã có số lượng hộ dân hấp thụ được chính sách hỗ trợ về trồng mới bưởi Phúc Trạch, cam các loại nhiều nhất trong toàn huyện.

Để thu hút người DTTS trên địa bàn xã cùng tham gia chuyển đổi cây trồng, chính quyền địa phương đã thành lập mới 25 tổ hợp tác (THT) trồng bưởi Phúc Trạch trên địa bàn xã. Đến nay, hầu hết vườn của các thành viên trong THT đã có nhiều thay đổi rõ rệt, cơ bản không còn vườn hoang mà thay vào đó là những vườn trái cây trĩu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn xã; thu nhập từ bưởi Phúc Trạch của xã tăng từ 29 tỷ đồng trong năm 2015 lên 44 tỷ đồng trong năm 2020. Mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng thu nhập từ bưởi của xã năm 2021 cũng tương đương năm 2020.

Thành công từ mô hình THT, đến nay, xã Hương Trạch tập hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập mới 2 HTX trên địa bàn gồm HTX Quản lý môi trường, HTX Mật ong Hương Bưởi.

Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, thời gian qua, các mô hình HTX kiểu mới được thành lập đã bước đầu đạt hiệu quả là những dấu hiệu đáng mừng, cho thấy kinh tế tập thể, HTX đang phục hồi và phát triển đúng hướng. Các mô hình HTX nông nghiệp nói trên rất phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế và thực tiễn của Hà Tĩnh.

Cũng theo khảo sát của ngành chức năng, trong nửa đầu năm 2022, doanh thu bình quân đạt 1.400 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân đạt 200 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên 4 triệu đồng/người/tháng; vốn điều lệ bình quân 2,5 tỷ đồng/HTX; tổng số thành viên của HTX là 81.355 người (trong đó, số lao động thường xuyên 55.828 người).

Có 240 HTX tham gia đóng bảo hiểm xã hội (đạt tỷ lệ 23%) cho 1.062 thành viên và người lao động.

Tổng số cán bộ quản lý HTX là 6.997 người; trong đó, số cán bộ đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp là 616 người (chiếm 61%); trình độ cao đẳng, đại học 345 người (chiếm 34%).

Có thể thấy vai trò quan trọng của KTHT ở khu vực đồng bào DTTS và miền núi thời gian qua trong việc tập hợp, liên kết, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giúp xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Nhiều HTX, THT đã thực hiện tốt việc bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, thúc đẩy chuỗi sản xuất khép kín.

Nhận thức về vai trò, vị trí của KTTT, HTX trong cán bộ Đảng viên và người dân đồng bào DTTS đã có chuyển biến tích cực. Nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện, hỗ trợ KTTT đã phát huy tác dụng. Nguồn lực đầu tư phát triển cho HTX được tăng cường, các loại hình HTX phát triển ngày càng đa dạng phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triẻn ở từng địa phương vùng DTTS. HTX thành lập sau tiếp tục được đổi mới, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động.

Thông qua hoạt động của HTX nhiều ứng dụng khoa học mới được chuyển giao đưa vào ứng dụng sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều người dân, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội khu vực DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, để KTTT thực sự phát huy hiệu quả, các cấp, các ngành và các địa phương xác định phát triển KTTT là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX, THT và người dân để sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Đặc biệt, liên kết hình thành các liên hiệp HTX mạnh để thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nâng cao kỹ năng quản lý, nâng chất lượng sản phẩm truyền thống, tạo thêm các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Bên cạnh đó, quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX.

Cùng với sự chỉ đạo của tỉnh, công tác phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, địa phương và nỗ lực phấn đấu vươn lên của các HTX, hy vọng các mô hình kinh tế hợp tác ở Hà Tĩnh sẽ phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng miền núi, DTTS.

Thanh Hoa
 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu