Cooperatives | Thứ năm, 3/11/2022 | 11:19 GMT+7
0 |

Chuyển đổi số trong khu vực HTX dịch vụ-du lịch vùng ĐBDTTS ở Nam Trung bộ

Những năm qua, các HTX du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung bộ liên tục nâng cao năng lực tiếp cận, phát huy hiệu quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. 

Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận được xác định là vùng du lịch với đặc trưng cơ bản về du lịch biển, đảo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là vùng có tiềm năng to lớn về du lịch biển.

Nhờ hoạt động bài bản, hiệu quả, không ít HTX du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang đóng vai trò là cầu nối giúp thành viên, hộ nông dân liên kết là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với công nghệ cao.  

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài, thực trạng và nhu cầu, khả năng tiếp cận cộng nghệ nói chung của các HTX du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đang có nhiều chuyển biến tích cực với tỷ lệ các HTX có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng toàn bộ hoặc một phần công nghệ cao trong công tác tiếp cận du khách, đón khách, di chuyển và cung cấp dịch vụ.

Cụ thể, cuộc khảo sát (theo phương thức điều tra xã hội học) được thực hiện tại 32 HTX du lịch và dịch vụ du lịch có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số, phân bố đều tại 8 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Trong đó, có 70% là các HTX dịch vụ du lịch liên quan đến biển đảo (ngành nghề chính là phát triển các mô hình sản xuất trên biển, ven biển kết hợp đón du khách đến thăm quan, trải nghiệm thực tế, tham gia các hoạt động sản xuất tại HTX, thưởng thức ẩm thực…), 30% là các HTX du lịch nông thôn (hình thức chủ yếu là phát triển các miệt vườn, khu sinh thái nông nghiệp trải nghiệm cho khách du lịch).

Kết quả cho thấy, đang có khoảng 83% HTX (tương đương 27 đơn vị) đang ứng dụng một phần công nghệ cao vào quá trình quản bá thương hiệu, tiếp cận du khách, phát triển các dịch vụ. 17% HTX (tương đương 5 đơn vị) sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao và ứng công nghệ cao, chuyển đổi số, đổi mới hoạt động sản xuất, tiếp đón khách du lịch, kinh doanh theo hướng hiện đại.

Khảo sát cũng chỉ ra, về năng lực chuyển đổi số của các HTX du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung Bộ dù còn nhiều hạn chế nhưng đã có những bước tiến rất tích cực. Cụ thể, tính đến tháng 6/2022, có khoảng 93% HTX (tương đương 30 đơn vị) đang sử dụng máy tính có kết nối mạng và các ứng dụng phần mềm vào hoạt động tiếp đón khách du lịch (chủ yếu là các phần mềm kế toán và một số phần mềm phục vụ đặt phòng, tìm hiểu các dịch vụ hậu cần, di chuyển, trải nghiệm tại các HTX…).

Trong số 7% HTX (tương đương 2 đơn vị) còn lại chưa có máy tính kết nối mạng thường xuyên cùng những phần mềm hỗ trợ nhưng cũng tích cực tiếp cận những chức năng cơ bản của máy tính, và đang nỗ lực để có thể trang bị thiết bị cần thiết, phục vụ yêu cầu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Đáng chú ý, 100% các HTX du lịch có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã từng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các thiết bị điện tử để quảng bá các dịch vụ du lịch, tiếp cận du khách tiềm năng, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, các công ty du lịch. 100% các HTX đang sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động để phát triển các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khác. Điển hình như các hình thức quảng bá qua Facebook, Tiktok, Youtube, Zalo, Email... Nhiều HTX du lịch cũng kết hợp với doanh nghiệp lữ hành có dịch vụ đặt phòng trực tuyến hàng đầu trong và ngoài nước như Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Klook…

Cuộc thăm dò của nhóm thực hiện đề tài tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ cho thấy ngày càng nhiều HTX du lịch và dịch vụ du lịch thực hiện tìm kiếm, xây dựng những kênh giao tiếp với khách hàng của mình một cách gần gũi và hiệu quả qua các phương tiên công nghệ hiện đại. Quá trình lưu trữ dữ liệu, kiểm soát chất lượng và cả hoạt động thanh toán, phục vụ, tương tác với khách hàng cũng được thực hiện hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ.

Ở những điểm chạm này, các giải pháp công nghệ liên tục phát triển giúp cho sự chuyển đổi ngày càng trở nên nhanh chóng hơn. Sự thay đổi này vô tình đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong cách thức các HTX du lịch hoạt động - điều mà trước đây họ chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc chuẩn bị và thích ứng. Dù quy mô lớn hay nhỏ, nếu HTX không chịu hòa theo dòng chảy này thì việc bị loại ra khỏi cuộc chơi, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp,khu du lịch là điều vô cùng dễ hiểu.

Đáng chú ý, thời gian qua, các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã đẩy mạnh các kế hoạch,chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý tại các HTX du lịch và dịch vụ du lịch, đưa các trí thức trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở một số HTX, trong đó có các HTX du lịch có thành viên, người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này đã và đang giúp các HTX hoạt động hiệu quả hơn.

Hưng Nguyên

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu