Điều tra toàn cầu năm 2014 về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014.Bên cạnh đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh giảm từ 66,5% năm 2007 xuống 47,7% năm 2014.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Qũy phòng chống tác hại thuốc lá, cho hay những con số trên cho thấy hiện nay việc sử dụng thuốc lá đang được ngăn chặn và có xu hướng giảm trong học sinh.
62/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của thuốc lá. |
Sau hơn 4 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá của thuốc lá, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá của thuốc lá đã hỗ trợ kinh phí cho các bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá rộng khắp trong toàn quốc.
Hiện có 20 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của thuốc lá.
Tại các tỉnh, thành phố, với sự ủng hộ của lãnh đạo, nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm; đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Theo thống kê của Bộ Y tế, so với năm 2010, năm 2015 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới trưởng thành giảm khoảng 2%; Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.
Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đáng kể tại hầu hết các địa điểm: Tại nơi làm việc giảm 13,3%, tại các trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15%, tại gia đình giảm 13,2%.
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc và nhận thức về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng ngày càng được nâng cao và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá dần đi vào thực tiễn.
Vũ Hồng