![]() |
Đồ chơi phát sáng của Trung Quốc có thể bị nổ khi sử dụng
Thu hút người tiêu dùng
Các cửa hàng bán đồ chơi ở nước ta, có đến 90% là có xuất xứ từ Trung Quốc. Chỉ cấn bỏ ra một số tiền ít ỏi là có thể sở hữu ngay những món đồ chơi này.
Tại các cửa hàng đồ chơi trẻ em trên phố Lương Văn Can, Hàng Mã, Tô Hiệu… trở nên đông đúc vào những ngày cuối tuần. Tại đây cũng khó có thể tìm được những bộ đồ chơi xuất xứ Việt Nam mà đa phần là đồ chơi Trung Quốc. Trong đó, búp bê và bộ đồ chơi nấu ăn làm bằng nhựa có giá chỉ từ 25.000 đến 30.000 đồng. Các đồ chơi có giá đắt nhất là xe ôtô, súng, máy bay…
Còn ở xung quanh các cổng trường, những miếng dán hoạt hình nhiều màu sắc được bày bán đã thu hút nhiều học sinh và cả và cả phụ huynh vô tư mua vì màu sắc bắt mắt, giá rẻ: Mỗi miếng dán dao động trong khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng. Chỉ cần lột ra, dán lên tay, chân hay vở đều được.
Một tiểu thương chia sẻ, theo kinh nghiệm buôn bán, từ trước đến nay, đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước thường không tiêu thụ nhiều. Bởi mẫu mã không tốt và giá cả có vẻ “chát”. Đồ chơi được nhập khẩu ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… có mẫu mã đẹp nhưng lại giá cao.
Bên cạnh đó, đồ chơi truyền thống thường không đa dạng về mẫu mã, màu sắc và chủng loại, cộng với việc giá cả không hề rẻ, nên chưa thu hút được người mua.
Trong khi đồ chơi trẻ em xuất xứ Trung Quốc lại có mẫu mã, màu sắc đẹp, giá cả rẻ. Đặc biệt, đồ chơi của nước này thay đổi mẫu mã khá nhanh. Bất kể trên truyền hình, truyện tranh, phim…có nhân vật nào nổi bật và được ưa chuộng là được sản xuất ngay. Chính vì vậy mà thu hút được nhiều đối tượng mua.
Đồ chơi chứa nhiều chất độc hại
Theo nghiên cứu, hầu hết sản phẩm đồ chơi Trung Quốc ở Việt Nam đều là hàng kém chất lượng và chứa nhiều chất độc hại.Các sản phẩm này có chứa những chất bị cấm khi đưa vào đồ cùng cho trẻ em. Nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài và nuốt phải thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ quan sinh sản. Trong đó, có chất cadmium, nếu tích lũy trong cơ thể con người có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng và dẫn đến ung thư.
Đắc biệt, theo kết luận của Ban Quản lý thị trường Hà Nội, tất cả các miếng dán hoạt hình của Trung Quốc đều chứa chất Sodium bicarbonate và Acid Citric, khi bắn vào người có thể gây kích ứng da và niêm mạc mắt.
Điều đáng nói, hầu hết đều cho biết khi mua đồ chơi cho con thường chú trọng đến hình thức và sở thích của trẻ mà không quan tâm tới chất lượng của sản phẩm. Chỉ đến khi xảy ra cá sự việc đáng tiếc các bậc làm cha làm mẹ mới tá hoả.
Chị Vân Anh, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “ Trước đây mình không để ý lắm, chỉ thấy các cháu thích là mình mua cho vì cũng thấy rẻ và đẹp. Nhưng khi thấy con gái bị dị ứng khi đeo bộ vòng nhựa Trung Quốc nên giờ mình sẽ chú ý mua đồ chơi chất lượng cho các con để đảm bảo an toàn”.
Theo Chi cục Quản lý thị trường, từ ngày 15/9, tất cả sản phẩm đồ chơi trẻ em đều phải dán tem hợp quy (CR) mới được phép lưu hành. Thế nhưng, trong khi một số siêu thị, cửa hàng kinh doanh lớn đã có ý thức đưa sản phẩm dán tem vào lưu hành thì còn rất nhiều nơi vẫn cố tình né việc kiểm tra bằng cách đóng cửa hàng hoặc dán tem giả.
“Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kì nào đó phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại ở Việt Nam không có nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định” - Ông Hoàng Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhất là vào dịp cuối năm, tình hình buôn lậu diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp.Đặc biệt hơn là sự chú ý của các bậc phụ huynh khi mua đồ chơi cho con em mình, tránh mua những hàng kém chất lượng, có chứa cá chất độc hại. Đó cũng là cách bảo vệ sức khoẻ cho con em và cũng là cách để đồ chơi Trung Quốc không còn “la liệt” như hiện nay.
Như Yến