Có thể kể đến như: ABS, APC, AST, BCE, CIG, DXV, EVG, FDC, GMC, HVN, ITA, LDG, OGC, POM, PPC, PVP, SCD, SJF, TDH, TGG, TTF, VCA, VNL,... Riêng VDS (Chứng khoán Rồng Việt) là cổ phiếu công ty chứng khoán duy nhất bị cắt margin, nguyên nhân do cổ phiếu thuộc diện cảnh báo.
HoSE cắt margin với 76 mã chứng khoán trong quý III/2023. |
Các cổ phiếu HBC (Xây dựng Hòa Bình), HPX (Hải Phát), IBC (Apax Holdings)… đang trong diện hạn chế giao dịch của HoSE cũng không thể giao dịch ký quỹ. Hai mã HAG (Hoàng Anh Gia Lai) và HNG (HAGL Agrico) hay cổ phiếu NVL (Novaland) cũng tiếp tục bị cắt margin quý III do trong diện cảnh báo/kiểm soát của HoSE.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh trong năm 2022 lao dốc cũng khiến nhiều mã cổ phiếu bị cắt margin trong quý III như SMC, NKG,PSH, PVD, HAR, APH, DTL, HII, HSG, ,… Nguyên nhân đều do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán là số âm.
Ngoài ra, danh sách 76 cổ phiếu bị cắt margin quý III còn một loạt chứng chỉ quỹ do giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp (FUEKIV30, FUEKIVFS, FUEIP100, FUEDCMID, FUCVREIT, FUCTVGF3) hay chứng chỉ quỹ mới niêm yết như FUEMAVND, FUEFCV50.
Một vài nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là việc chứng khoán bị đình chỉ giao dịch hay hủy niêm yết như TTB (Tập đoàn Tiến Bộ), EMC (Cơ điện Thủ Đức).
Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 76 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.
Châu Anh