Ở nhóm ngân hàng, số mã giảm áp đảo, các mã giảm trên 1% bao gồm: TCB, VIB, LPB, OCB, MSB, MBB. Về phía mã tăng, chỉ có EIB tăng 1,7% là nổi bật.
Cổ phiếu chứng khoán đa số điều chỉnh sau phiên tăng rực rỡ trước đó. Các mã giảm trên 1% có thể kể đến VCI, HCM, BSI, ORS, AGR.
Áp lực bán không lớn, VN-Index duy trì trên ngưỡng tâm lý 1.200 điểm. |
Trong khi đó, nhóm bất động sản có sự phân hóa rõ rệt. Các mã tăng kịch trần phiên trước có xu hướng điều chỉnh, điển hình PDR giảm 1,29%, DIG giảm 1,22%, NLG giảm 1,56%, DXG giảm 1,21. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu đa phần chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ QCG quay trở lại tăng kịch trần sau 3 phiên giảm mạnh.
Với nhóm sản xuất, các “ông lớn” như VNM, MSN, SAB đều tăng trên 1%, trở thành những trụ cột chống đỡ thị trường. Các mã còn lại về cơ bản biến động trong biên độ hẹp.
Cổ phiếu năng lượng chìm trong sắc đỏ nhưng cũng chỉ giảm nhẹ. Cổ phiếu bán lẻ phân hóa mạnh mẽ khi MWG và FRT tăng lần lượt 2,87% và 1,32% còn PNJ và DGW lại lần lượt mất đi 0,11% và 0,68% giá trị. Cổ phiếu hàng không khả quan hơn khi VJC đứng giá tham chiếu, HVN tăng 1,47%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0,13% (0,30 điểm) xuống còn 227,57 điểm. Toàn sàn có 105 mã giảm, 52 mã tăng và 62 mã đứng giá. Khối lượng giao dịch đạt hơn 61 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch đạt 1.220 tỷ đồng. Những cổ phiếu nổi bật gồm có HMR (9,88%), IDC (1,47%), GKM (1,38%), DTD (1,18%),...
Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,05% (0,04 điểm) xuống còn 88,33 điểm. Toàn sàn có 135 mã tăng, 108 mã giảm và 84 mã đứng giá. Khối lượng giao dịch đạt hơn 20 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch đạt 287 tỷ đồng. Những cổ phiếu nổi bật sàn gồm có VGI (5,15%), LTG (3,83%),...
Giới chuyên môn nhận định, những phiên biến động mạnh về điểm số gần đây của thị trường khiến nhà đầu tư trở nên do dự và thận trọng hơn. Trong khi đó, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới cũng kéo dài khiến dòng tiền càng thêm cơ sở quyết định đứng ngoài và chờ đợi tháng giao dịch mới.
Bùi Ly