Đáng chú ý, đà tăng trần đột ngột của cổ phiếu này diễn ra sau khi doanh nghiệp vừa báo cáo tình hình kinh doanh.
Cụ thể, quý IV/2023, Tisco ghi nhận doanh thu đạt 2.741 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong quý này, giá vốn hàng bán tăng 30%, đạt ở mức 2.614 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí tài chính lại giảm từ 43,7 tỷ đồng xuống còn 41,9 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 59%, xuống mức 47 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 15,6 tỷ đồng, trong khi quý cùng kỳ năm 2022 âm hơn 16,8 tỷ đồng.
Cổ phiếu TIS tăng trần lên mức 4.700 đồng/cp trong phiên 17/1 sau chuỗi ngày đi ngang. |
Theo Tisco, trong quý IV/2023, thị trường thép có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép. Sản lượng tiêu thụ thép cán tăng 46.458 tấn, tăng 31,6% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý giảm là do giảm chi phí tiền lương và chi phí dự phòng tiền lương và chi phí tiền thuê đất được giảm 12 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp được hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư 7,3 tỷ đồng (quý IV/2022 trích lập dự phòng 4,9 tỷ đồng).
Tính chung cả năm 2023, doanh thu của Tisco đạt 9.531 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 179 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 8,9 tỷ đồng.
Năm 2023, Tisco đánh giá tình hình thế giới phức tạp, đặc biệt là xung đột địa chính trị kéo dài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở mức độ khó lường. Do đó, doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh thận trọng với doanh thu ở mức 15.826 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 31 tỷ đồng. Như vậy, với khoản lỗ hơn 179 tỷ đồng, doanh nghiệp đã không hoàn thành được kế hoạch đề ra.
Về cơ cấu tài chính, Tisco hiện có vốn chủ sở hữu 1.705 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 8.546 tỷ đồng, theo đó giá trị nợ lớn gấp khoảng hơn 5 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong đó, riêng nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2023 có giá trị là 6.019 tỷ đồng, lớn gấp 2,7 lần giá trị tài sản ngắn hạn cùng thời điểm.
Châu Anh