Diễn biến tiêu cực cũng xuất hiện trên các sàn ở Hà Nội. Trong đó HNX-Index giảm 1,31 điểm (-0,3%) về 442,25 điểm. UPCoM-Index giảm 0,52% xuống 111,8 điểm.
VN-Index giảm 13,26 điểm (-0,88%) về 1.485,52 điểm. (Ảnh: Int) |
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhà đầu tư vẫn trong tâm lý thận trọng khiến cho bên mua chỉ đẩy lệnh ở mức giá dưới tham chiếu. Trong khi đó, bên nắm giữ luôn chờ bán ra mỗi khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Diễn biến kém tích cực này khiến cho VN Index gần như chìm trong sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch.
Đáng chú ý là càng về cuối phiên, lực bán được đẩy mạnh ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, mã còn lại là VHM của Vinhomes, khiến cho VN-Index lao dốc mạnh trong đợt khớp lệnh ATC.
Cụ thể, nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ với 20 mã giảm, 3 mã đứng giá và 7 mã tăng. Cổ phiếu ngân hàng chiếm 9/10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. BID, CTG, MBB, VPB, TCB, STB, ACB, HDB, EIB lấy đi của chỉ số gần 10 điểm. Chỉ có 2/27 mã ngân hàng tăng giá trong phiên hôm nay.
Việc nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sâu cũng là yếu tố giúp thanh khoản của sàn HoSE được cải thiện nhờ dòng tiền bắt đáy. Theo thống kê, giá trị giao dịch trong phiên hôm nay đạt 30.327 tỷ đồng, tương đương 941,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Cũng trong nhóm tài chính, đồng loạt cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh. SSI giảm 2,61%, VND giảm 3,31%, VCI giảm 1,1%, HCM giảm 2,11%, FTS giảm 2,44%, VIX giảm 1,99%...
Cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ với VHM giảm 0,64%, VIC giảm 0,38%, VRE giảm 2,09%, KDH giảm 0,74%, KBC giảm 2,43%, VCG giảm 2,59%, ITA giảm 1,24%, TCH giảm 2,08%, LGC giảm kịch sàn... Tuy nhiên, sắc xanh cũng không phải quá ít, trong đó, NVL tăng 1,33%, BCM tăng 2,08%, DIG tăng 0,33%, PDR tăng 3,2%, DXG tăng 0,69%...
Giao dịch ở các nhóm dầu khí, xăng dầu, thép, phân bón được cho là hưởng lợi từ căng thẳng Nga – Ukraine tiếp tục biến động tích cực. Ở nhóm dầu khí, xăng dầu: PXS, PVC tăng trần, PVS tăng 6,57%, PVS, PXT, OIL tăng 2-4%, GAS, PLX tăng trên dưới 1%. Cổ phiếu phân bón có SFG tăng trần, DCM, DPB tăng trên 5%, DFC, VAF tăng hơn 2%. Còn nhóm thép dần hạ nhiệt về cuối phiên, nhưng NKG, NSH, HSG, TLH đều giữ được sắc xanh.
Nhóm sản xuất cân bằng hơn khi không có "phe" nào chiếm ưu thế: HPG đứng giá tham chiếu, MSN tăng 0,32%, SAB tăng 1,5% trong khi VNM và GVR giảm lần lượt 0,88% và 0,84%.
Phân hóa là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu hàng không: VJC tăng mạnh 2,91% còn HVN lại giảm 1,57%.
Cổ phiếu bán lẻ diễn biến tiêu cực khi MWG và PNJ lần lượt mất đi 1,1% và 1,52% giá trị.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng có một phiên tiêu cực khi bán ra lượng cổ phiếu 2.275 tỷ và mua vào 1.105 tỷ, tương đương bán ròng đến 1.170 tỷ đồng trên HoSE. Các mã bị xả mạnh nhất là HDB, HPG và CTG.
Châu Giang