Cổ phiếu VPB đang thể hiện phong độ tốt hơn so với thị trường chung và nhóm cổ phiếu ngân hàng. |
Đáng chú ý, động thái “gom hàng” của lãnh đạo VPBank diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VPB liên tục gây ấn tượng với thị trường trong thời gian gần đây.
Cụ thể, trong phiên 22/3, VPB tiếp tục dẫn đầu toàn ngành về mức tăng giá khi tăng 3,2% lên 21.000 đồng/cp với thanh khoản cao nhất kể từ phiên 4/1. Tạm tính theo mức giá này, ước tính ông Bình sẽ phải chi 7,35 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu đã đăng ký trên.
Trước đó, trong phiên 21/3, cổ phiếu VPB cũng "xanh" 3,3%. Tính từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu này đã tăng tổng cộng hơn 23%.
Có thể thấy, cổ phiếu VPB đang thể hiện phong độ tốt hơn so với thị trường chung và nhóm cổ phiếu ngân hàng sau thông tin VPBank đang trong giai đoạn cuối của thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui của Nhật Bản với giá khoảng 1,4 tỷ USD.
Theo hãng tin Bloomberg, VPBank sẽ bán hơn 1 tỷ cổ phiếu cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC, một đơn vị trực thuộc Sumitomo Mitsui, với giá 32.000 - 33.000 đồng/cp. Thỏa thuận dự kiến được ký kết vào cuối tháng này.
Trong cuộc gặp gần đây với nhà đầu tư, lãnh đạo VPBank cũng khẳng định kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho nhà đầu tư chiến lược đang rất tích cực và sẽ được thực hiện trong năm 2023.
Công ty Chứng khoán VNDirect ước tính, nếu thương vụ thành công, tỷ lệ CAR (an toàn vốn) của VPBank được nâng lên mức 20,5%, so với 14,8% cuối năm 2022, là tiêu chí để VPBank có khả năng nhận được room tín dụng cao hơn trong năm 2023.
Nếu thành công, đây cũng là một trong những thương vụ M&A mảng tài chính có quy mô lớn trong khu vực ASEAN trong 2 năm trở lại đây.
Châu Giang