Trên HoSE có 150 mã tăng, 60 mã tham chiếu và 166 mã giảm.
Về nhóm ngành, độ rộng của thị trường nghiêng về phía tích cực với 13/18 ngành tăng điểm. Ngành viễn thông và công nghệ có phiên giao dịch tích cực, trong khi ngành bán lẻ dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành bất động sản.
Dự báo chỉ số VN-Index sẽ còn diễn biến ở thế giằng co. |
Nhóm VN30 cũng diễn biến tương tự khi lực cầu bắt đáy giúp chỉ số thu hẹp đà giảm. Cụ thể, chỉ số VN30-Index đóng cửa tại 1.300,99 điểm, tăng nhẹ 3,21 điểm so với phiên trước. Rổ VN30 sắc xanh vẫn chiếm ưu thế với 16 mã tăng, 3 mã đứng giá và chỉ có 11 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,4 điểm, đóng cửa tại 244,32 điểm; trong khi chỉ số UPCoM-Index tăng 0,07 điểm lên 97 điểm.
Tổng thanh khoản của thị trường vẫn duy trì ở mức khá, nhưng giảm nhẹ so với phiên trước. Tính riêng trên HoSE, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt mức 20.167 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn bán ròng, tuy nhiên lực bán đã giảm mạnh so với cuối tháng trước. Theo đó, khối ngoại bán ròng 134,39 tỷ đồng trên sàn HoSE, với lực bán tập trung vào các mã gồm: MWG (-86,32 tỷ đồng), VND (-78,22 tỷ đồng), VHM (-66,49 tỷ đồng)… Còn trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 9,3 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, nhìn chung, thị trường vẫn chưa có các yếu tố mới, vì vậy, chỉ số VN-Index sẽ còn diễn biến giằng co quanh mốc 1.250 - 1.280 điểm. Các tín hiệu rõ ràng chừng nào chưa xuất hiện thì chừng đó xu hướng giằng co chưa kết thúc và việc quản trị danh mục cần đặt lên hàng đầu.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên 4/6 có: FPT (+0,68), VCB (+0,68), SAB (+0,63), HPG (+0,47), BID (+0,42)… Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: ACB (-0,33), VPB (-0,19), BCM (-0,18), HAG (-0,15), DGC (-0,13)… |
Thanh Ngọc