Thị trường Mỹ: Các chỉ số chính đều mất điểm
Kết thúc phiên 4/9, chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi ghi nhận biến động mạnh, trong khi đó những cổ phiếu được hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại nỗ lực bù đắp cho đà giảm của cổ phiếu công nghệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận biến động mạnh với hầu hết các chỉ số đều giảm điểm. |
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa thấp hơn 159,42 điểm, tương đương 0,6%, ở mức 28.133,31 điểm. Có lúc, chỉ số này mất tới 628,05 điểm, tương đương 2,2%.
S&P 500 rớt 0,8% xuống 3.426,96 điểm. Chỉ số này đã giảm 3,1% ở mức thấp trong phiên và có lúc giao dịch tích cực. Nasdaq Composite mất 1,3% và chốt phiên với 11.313,13 điểm, nhưng cũng đóng cửa cao hơn mức thấp nhất trong ngày.
Cổ phiếu Boeing tăng hơn 1% trong khi cổ phiếu ngân hàng tăng trên diện rộng. JPMorgan Chase và Citigroup lần lượt tăng 2,2% và 2%. Bank of America tăng 3,4%. Wells Fargo nâng cao 1,1%. Hãng điều hành du thuyền Carnival tăng 5,4% và United Airlines tăng 2,2%.
Cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn đóng cửa hầu hết ở mức thấp hơn. Facebook, Amazon và Alphabet đều mất hơn 2%. Netflix giảm 1,8% và Microsoft rớt 1,4%. Tuy nhiên, Apple kết thúc ngày tăng 0,1% sau khi giảm 8,3%. Tesla cũng xóa được mức giảm hơn 8%, kết thúc phiên tăng 2,8%.
Lĩnh vực công nghệ của S&P 500 giảm hơn 1% trong ngày, sau khi chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3. Trong tuần, lĩnh vực này đã giảm hơn 4%. Tình trạng bán tháo cổ phiếu công nghệ diễn ra sau khi nhóm này đồng loạt thăng hoa, thúc đẩy thị trường vượt ra khỏi mức thấp hồi tháng 3.
Đà giảm của cổ phiếu công nghệ trong tuần này đã khiến S&P 500 và Nasdaq kết thúc chuỗi 5 tuần tăng điểm liên tiếp. S&P 500 đã giảm 2,3% trong tuần này và Nasdaq giảm 3,3%. Chỉ số Dow giảm 1,8% trong tuần này.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 8,4% vào tháng trước, từ mức 10,2% trong tháng 7. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Dow Jones dự đoán tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 9,8%. Ngoài ra, số lượng việc làm ở Mỹ đã tăng 1,37 triệu trong tháng 8, vượt ước tính là 1,32 triệu.
Thị trường Việt Nam: không thể có phiên thứ 6 tăng điểm
Phiên giao dịch ngày 4/9, dòng tiền bắt đáy đổ mạnh trong phiên chiều giúp cải thiện các chỉ số thị trường. Nhiều mã lớn đảo chiều tăng điểm như CTG, MSN, VNM, BHN, VRE, VHM, BCM, VGC… Chốt phiên, VN-Index giảm 2,43 điểm, xuống 901,54 điểm; HNX-Index tăng 0,09 điểm, lên 126,15 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm, xuống 58,89 điểm. Thanh khoản thị trường khá cao, giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 7.500 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 25 tỷ đồng trong phiên này.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay chìm trong sắc đỏ suốt phiên giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa giảm 2,21 điểm (-0,17%), về mức 1.292,75 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 341,69 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 6.570,18 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 119 mã tăng giá, 58 mã đứng giá và 204 mã giảm giá.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 126,15 điểm, tăng 0,09 điểm (+0,07%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 51,21 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 611,66 tỷ đồng.
Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 0,30 điểm (+0,13%) và lên mức 234,49 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 28,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 431,52 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 58,89 điểm, giảm 0,07 điểm (-0,13%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 35,02 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 275,82 tỷ đồng.
Tại sàn TP.Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 2,43 điểm (-0,27%) và dừng ở mức 901,54 điểm. Thanh khoản đạt hơn 346,43 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 6.732,39 tỷ đồng. Toàn sàn có 146 mã tăng, 52 mã đứng giá và 267 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 giảm 3,10 điểm (-0,37%) và xuống mức 840,54 điểm. Thanh khoản đạt hơn 111,89 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.470,70 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 7 mã tăng, 2 mã đi ngang và 21 mã giảm giá.
M.Đ