Hàng loạt thông tin lành ít dữ nhiều, từ bê bối chính trị, kinh tế của Hàn Quốc cho tới quyết định đổi tiền gây sốc của Ấn Độ đã khiến những ai hy vọng lắm phải thất vọng nhiều. Đó là chưa kể các kết quả giật mình của cuộc bỏ phiếu tại nước Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu và của cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.
Một cách trực diện và khách quan, các từ khóa tìm kiếm trên Google có thể cho chúng ta biết đâu là những mối quan tâm lớn nhất của người dân châu Á về các vấn đề kinh tế tài chính trong năm 2016 và dưới đây là một số tổng kết đáng lưu ý của Bloomberg.
1. Ảnh hưởng của Donald Trump tới thương mại
![]() |
Sau khi chứng kiến 5.000 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi năm ngoái, nhiều nhà đầu tư hẳn đã tự an ủi rằng mọi việc sẽ không thể tồi tệ hơn được nữa trong năm 2016, để họ có thể dần gỡ lại những gì đã mất.
Sau chiến thắng hoành tráng đầy ngỡ ngàng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mà nhiều người trước đó chắc mẩm vị tỷ phú này chỉ “tham gia cho vui”, tên của ông ngay lập tức trở thành một trong những từ khóa phổ biến nhất trên thế giới.
Với các nước châu Á, cụm từ đó còn đi kèm với một vấn đề cụ thể hơn: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại mà Trump tuyên bố sẽ không ngó ngàng tới. Cũng không khó để lý giải tại sao châu Á lại quan tâm đến TPP như vậy. 7 trong tổng số 12 quốc gia ký kết Hiệp định là những nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam.
Thậm chí, những chủ đề rộng lớn hơn TPP như “chính sách đối ngoại của Trump” (Trump foreign policy) cũng không phải ưu tiên tìm kiếm trên Google của người châu Á, nên chỉ bằng 19% số lượt tìm kiếm của người dân châu Âu.
Hàng loạt thông tin lành ít dữ nhiều, từ bê bối chính trị, kinh tế của Hàn Quốc cho tới quyết định đổi tiền gây sốc của Ấn Độ đã khiến những ai hy vọng lắm phải thất vọng nhiều. Đó là chưa kể các kết quả giật mình của cuộc bỏ phiếu tại nước Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu và của cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.
Một cách trực diện và khách quan, các từ khóa tìm kiếm trên Google có thể cho chúng ta biết đâu là những mối quan tâm lớn nhất của người dân châu Á về các vấn đề kinh tế tài chính trong năm 2016 và dưới đây là một số tổng kết đáng lưu ý của Bloomberg.
2. Thị trường chứng khoán Trung Quốc
![]() |
Thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi 5.000 tỷ USD trong quý III/2015 là một cú sốc thực sự không chỉ đối với 90 triệu nhà đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc, mà còn đối với nhiều thị trường khác trên thế giới.
Năm nay, chứng khoán thế giới bớt bão táp hơn. Thay vào đó, mối bận tâm đã chuyển sang tình trạng chảy máu dòng vốn khỏi Trung Quốc và việc Bắc Kinh cố can thiệp để giữ vững đồng Nhân dân tệ. Tháng 11/2016, nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đã sụt giảm mạnh còn 3.050 tỷ USD, sau khi giá trị đồng Nhân dân tệ suýt chạm đáy sau 8 năm. Điều này giải thích tại sao những câu lệnh Google về thị trường vốn lại áp đảo hoàn toàn thị trường chứng khoán.
3. Ấn độ hủy tiền giấy mệnh giá lớn
![]() |
Sau khi Thủ tướng Narendra Modi bất ngờ quyết định thu hồi tờ bạc mệnh giá 500 và 1.000 rupee, chiếm tới 86% nguồn cung tiền, với lý do để chống tham nhũng, “demonetization” (phi tiền tệ hóa) đã trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến nhất của Ấn Độ trong lĩnh vực tài chính. Người dân nước này cũng thi nhau lên mạng để tìm đọc thông tin về “Xếp hàng tại cây ATM”, “Hạn mức rút tiền”... sau tuyên bố hôm 8/11/2016 của ông Modi. Những gia đình “có điều kiện” cũng vội vàng đổi tiền sang các kim loại quý.
4. Lạm phát
![]() |
Sau khi hạ lãi suất cơ bản trong tháng 1/2016, Ngân hàng trung ương Indonesia đã trở thành một trong những ngân hàng tích cực điều chỉnh lãi suất nhất châu Á, với thêm 5 lần cắt giảm nữa. Và, cùng với việc tác động tới diễn biến giá cả thị trường, động thái trên còn tạo ra một cơn sốt Google về “lạm phát” (inflation). Từ khóa này cũng “hot” ở Ấn Độ sau quyết định thu hồi tờ bạc mệnh giá 500 và 1.000 rupee. Tuy nhiên lượng tìm kiếm chỉ nổi lên trong thời gian ngắn vì hiệu ứng của việc thu hồi tiền tệ là hạ nhiệt giá tiêu dùng do thị trường thiếu nguồn cung tiền mặt. Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã mất nhiều năm liền để thúc đẩy lạm phát. Việc áp dụng chính sách lãi suất âm trong tháng 1/2016 cũng tạo được một chút tác động, nhưng số lượt người dùng mạng quan tâm đến lạm phát cũng không tăng lên đáng kể, giống như những gì xảy ra với mặt bằng giá cả trên thực tế.
Hải Khôi