Trong đó, đã có 3 quận đã thực hiện số hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, gồm quận Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và Long Biên.
Tại các quận này, khi công dân có nhu cầu tra cứu thông tin hộ tịch chỉ cần khai thông tin về họ tên, năm sinh là công chức tư pháp - hộ tịch có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu hộ tịch một cách nhanh chóng, thuận tiện.
27 quận, huyện, thị xã còn lại trên địa bàn thành phố đang rà soát các loại sổ hộ tịch hiện hành để chuẩn bị số hóa dữ liệu hộ tịch cho người dân.
Cùng với việc số hóa dữ liệu hộ tịch, TP Hà Nội cũng đang triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, giúp người dân giảm thao tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi nhiệm vụ.
![]() |
Riêng 9 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã giải quyết hơn 260.000 hồ sơ hộ tịch. |
Hiện, 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh, thi hành đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
Qua đó, các cơ quan quản lý theo dõi được toàn bộ quá trình, tiến độ công việc của các cơ quan trực tiếp thực hiện; đồng thời có thể tra cứu chéo, không để xảy ra trường hợp một công dân được đăng ký khai sinh tại nhiều nơi.
Riêng 9 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại địa chỉ https://egov.hanoi.gov.vn/dich-vu-truc-tuyen với tổng số hơn 260.000 hồ sơ hộ tịch đã giải quyết, bao gồm: 90.000 hồ sơ khai sinh, 25.000 hồ sơ khai tử, 30.000 hồ sơ kết hôn, 70.000 hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, 50.000 hồ sơ trích lục hộ tịch.
Từ ngày 1/8/2018, Hà Nội còn triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 4 đối với thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch tại 17 quận, huyện.
Theo đó, công dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng internet và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ cung cấp, không phải đến cơ quan nhà nước để thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Vũ Hồng