Cooperatives | Thứ ba, 15/11/2022 | 08:10 GMT+7
0 |

Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chuỗi giá trị nông sản thông qua mô hình kinh tế tập thể, HTX

Các loại hình kinh tế tập thể với vai trò cung ứng vật tư, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số đang trở thành công cụ đắc lực và hữu hiệu giúp đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm sản xuất, đồng thời tạo ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - hợp tác xã - thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển thêm nữa mô hình kinh tế tập thể ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thì cần phải giải quyết thêm nhiều vấn đề về vốn, hạ tầng, sơ chế…

Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công thì liên kết ngang và liên kết dọc phải được củng cố và phát triển. Trong đó, liên kết ngang giữa những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nhằm giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.

Nhằm hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP và HTX theo Luật HTX 2012 là hướng đi phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho thấy 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã thành lập mới 610 HTX nông nghiệp, giải thể 190 HTX, nâng tổng số lên 77 Liên hiệp HTX nông nghiệp, trên 18.760 HTX nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 60% được xếp loại khá, tốt; có trên 4.200 HTX thực hiện dịch vụ sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các thành viên và nông dân (22,3%); trên 2.200 HTX đã liên kết đầu tư thành lập dự án, doanh nghiệp trực thuộc (11,7%).

Đặc biệt, về phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, số liệu thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy trên cả nước đã phát triển mô hình chuỗi với 1.668 chuỗi (tăng 24 chuỗi so với cùng kỳ năm 2021), trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 HTX, một số tập đoàn lớn tham gia chuỗi như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà... Đến nay, có trên 6.925 chuỗi liên kết nông nghiệp; huy động 293 tổ chức khoa học, 4.393 HTX, 777 tổ hợp tác, 1.910 doanh nghiệp và gần 700.000 hộ nông dân tham gia.

Số lượng HTX nông nghiệp mới chỉ tham gia khâu cung ứng vật tư đầu vào hoặc chưa tham gia vào chuỗi giá trị vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng tham gia vào mô hình HTX cũng như HTX tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ở khu vực bồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Kinh Doanh tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 30 HTX với đa phần thành viên là dân tộc thiểu số có quy mô từ 50 – 500 người tham gia vào sản xuất, phân bố rải khắp 3 miền đất nước. Thời gian thực hiện khảo sát là 2 tháng (từ tháng 5 – 6/2022).

Điểm đặc biệt của cuộc khảo sát là các câu hỏi tập trung xoay quanh nội dung rằng việc tham gia chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đã tác động như thế nào tới doanh thu của các HTX, đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát, tác động cả đầu ra và đầu vào sản xuất.

Kết quả cho thấy, về liên kết ngang – tức là đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá thế nào sao khi tham gia vào các HTX. Kết quả cho thấy, 90% đồng bào cảm thấy rõ rệt thu nhập tăng cao từ 20-50% so với việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn. Trong khi đó, chỉ khoảng 10% còn lại là chưa thấy rõ thu nhập tăng cao khi tham gia mô hình HTX, tổ hợp tác.

90% đồng bào dân tộc thiểu cảm nhận rõ rệt về tăng thu nhập sau khi tham gia vào HTX

Thêm vào đó, 56% HTX cho biết việc tham gia nhập nguyên liệu sản xuất như phân bón, giống với số lượng lớn giúp chi phí giảm 17% so với trước khi tham gia HTX.

Về kết quả liên kết dọc với doanh nghiệp, khảo sát cho thấy 30% HTX cho biết khi tham gia liên kết đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp giúp các HTX nâng doanh thu lên 25%, 40% HTX nâng doanh thu lên 20%, 20% HTX nâng doanh thu lên 10% và 10% HTX còn lại doanh thu chưa đổi. Đồng thời, đa số các HTX cũng cho biết tham gia liên kết đầu ra với doanh nghiệp giúp thành viên ổn định sản xuất, không còn nơm nớp lo sợ “được mùa, mất giá”.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị cũng phát sinh những vướng mắc khó khăn. Theo kết quả khảo sát từ Tạp chí Kinh Doanh, một trong những khó khăn mà HTX của đồng bào dân tộc thiểu số khi thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị nông sản đó là chất lượng, số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chưa như mong đợi; HTX và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung trong việc đàm phán hợp đồng mua – bán, lo ngại về tình trạng bẻ kèo vẫn xảy ra; nguồn vốn để đầu tư hệ thống kho xưởng, sơ chế khó tiếp cận; chính sách hỗ trợ chưa được thụ hưởng nhiều…

Sản phẩm nông sản đạt theo yêu cầu của doanh nghiệp là một trong những thách thức khi HTX của đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào chuỗi giá trị.

Cụ thể, khó khăn lớn nhất của các HTX đồng bào dân tộc thiểu số gặp phải là việc sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng và số lượng nông sản theo yêu cầu (chiếm 60%), 40% HTX chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ, 27% HTX còn hạn chế về năng lực của cán bộ, 15% HTX còn gặp khó khăn về nguồn vốn, 10% HTX chưa tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp trong việc đàm phán hợp đồng…

Ngoài ra, hầu hết các HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tuy thực hiện hoạt động cung cấp vật tư nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ, tiếp thị sản phẩm nông sản nhưng vẫn còn rời rạc, cầm chừng nên không có sức cạnh tranh cao.

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Trong đó, có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, để chính sách hỗ trợ đến nhanh chóng với các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì các cơ quan bộ ngành cần nhanh chóng triển khai hỗ trợ trên thực tế. Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đã từng đặt câu hỏi: chúng ta đã chuẩn bị gì cho tương lai, cho ngành nông nghiệp, cho đội ngũ nông dân kế cận, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần thảo luận về giáo dục nông nghiệp bài bản, về “đưa các nội dung phát triển kinh tế tập thể, HTX vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân” như Kết luận số 70/KL/TW, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Trong thời gian tới, cần có sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức của các cấp chính quyền cùng người nông dân trong việc phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Do đó, cần có sự tuyên truyền rộng rãi về quy trình thực hiện, lợi ích của các chuỗi giá trị và quan trọng hơn, là có những mô hình phát triển chuỗi giá trị thành công trên thực tiễn; tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện đúng cam kết hợp đồng tập trung ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ...

Đặc biệt, các chính sách và cơ chế liên quan tới sự phát triển của chuỗi giá trị nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và gỡ các nút thắt; có sự tham gia của các nhà khoa học, những người trực tiếp thực thi và được hưởng lợi ích từ các chính sách để bảo đảm các chính sách có thể áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, tránh hiện tượng chính sách, mục tiêu rất tốt nhưng khâu tổ chức thực hiện thì gặp một số vướng mắc dẫn đến tính hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, các chính sách cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho người dân, DN và HTX nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số khi thực hiện. Xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của, xóa bỏ các lệch lạc trong trong phân phối, thúc đẩy giá trị gia tăng trong ngành.

Có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản của Việt Nam nói chung nhưng cũng mang đến không ít thách thức do khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để bảo đảm quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng cạnh tranh trong thị trường nội địa do hàng rào thuế dần được cắt giảm.

Vì vậy, việc phát triển các HTX nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị là rất cần thiết, quan trọng để nông sản Việt Nam cạnh tranh tốt, người nông dân có thu nhập cao hơn và đặc biệt nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sẽ làm chủ cuộc sống, thoát khỏi tình trạng đói nghèo hay dựa dẫm vào sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước như câu nói tham gia HTX, tham gia chuỗi giá trị chính là cách thức hỗ trợ “trao cần câu hơn trao con cá”.

Lê Thúy

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu