Cooperatives | Thứ tư, 9/11/2022 | 18:17 GMT+7
0 |

Công nghệ cao trong khu vực HTX chăn nuôi vùng đồng bào DTTS ở Đông Nam Bộ

Nhờ ứng dụng hiệu quả khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Trong đó, các HTX chăn nuôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khẳng định vị thế nhờ sự tăng trưởng cả về số lượng và quy mô.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.

Vùng đất tiềm năng phát triển Kinh tế tập thể

Nhiều năm qua, vùng Đông Nam Bộ vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách nhà nước. GRDP của vùng chiếm khoảng 33% GDP cả nước và tổng thu ngân sách của vùng chiếm khoảng 36% tổng thu ngân sách của quốc gia.

Dân cư ở miền Đông Nam Bộ ngoài người Việt chiếm đa số, còn có các dân tộc bản địa và nhập cư như: Chơro, Mạ, Stiêng, Cơho, Hoa, Chăm, Khơmer, Tày, Nùng, Mường…

Về tiềm năng phát triển kinh tế tập thể, vùng Đông Nam Bộ vì có số lượng tỉnh, thành phố khá hạn chế, hiện có 2.209 HTX (chiếm 7,82% trong tổng số 28.237 HTX trên cả nước). Tuy nhiên, chất lượng các HTX trong vùng lại có chất lượng được đánh giá rất khả quan.

Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, các HTX đã linh động, nhạy bén tìm hướng đi mới nhằm phát triển hoạt động của đơn vị. Điển hình như HTX Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Phú Lộc, Phước An, Mai Hoa, HTX rau an toàn Nhuận Đức; HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, HTX Cần Giờ - Tương Lai, HTX Hoa lan Huyền Thoại, HTX Bò sữa Đông Thạnh, HTX Sinh vật cảnh Sài Gòn,...

Những năm qua, các HTX chăn nuôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thực hiện hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

62% HTX chăn nuôi thực hiện ứng dụng công nghệ cao

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu tạp chí Kinh Doanh (cơ quan của Liên minh HTX Việt Nam), số lượng HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ có sự gia tăng trong những năm gần đây.

Cụ thể, cuộc khảo sát (theo phương thức điều tra xã hội học) được thực hiện tại 60 HTX chăn nuôi có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số, phân bố đều tại 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ (tương đương 10 HTX mỗi tỉnh, thành).

Kết quả cho thấy, xét về khâu ứng dụng công nghệ cao, trong số 60 HTX chăn nuôi có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ cao có 62% HTX chăn nuôi thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong khâu sản xuất, chủ yếu là kỹ thuật xây dựng chuồng trại, nuôi trồng. 

Trong đó, 46,5% HTX có công nghệ cao đang được sử dụng là chuồng trại khép kín, 62,8% sử dụng công nghệ cung cấp nước uống tự động. Tỷ lệ HTX ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống cảm biến độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng tự động còn khá thấp, chỉ chiếm dưới 30%. 

Các công nghệ cao sử dụng phổ biến khác gồm hệ thống làm mát, máng ăn, quạt hút gió, bể biogas, đệm lót sinh học… chiếm hơn 50% số HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Khảo sát cũng chỉ ra, về năng lực chuyển đổi số của các HTX chăn nuôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ đang có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. 

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6/2022, có khoảng 70% HTX đang sử dụng máy tính và các ứng dụng phần mềm vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là các phần mềm kế toán và một số phần mềm phục vụ sản xuất như ứng dụng theo dõi hoạt động của hệ thống bơm tự động, chạy máy công nghệ cao cho sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ; các phần mềm thương mại điện tử, email, khai thác thông tin về mẫu mã, truy xuất nguồn gốc…).

Về quy mô, khác với các HTX chăn nuôi truyền thống, có số thành viên trung bình 33-50 thành viên/HTX, các HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có số lượng thành viên ít hơn, nhiều HTX chỉ có 20-35 thành viên. 

Cụ thể, tại tỉnh Bình Dương, các HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có trung bình 35 thành viên/HTX, tại Bình Phước là 19 thành viên/HTX, tại Đồng Nai 30 thành viên/HTX, tại Tây Ninh là 20 thành viên/HTX, tại Bà Rịa Vũng Tàu là 26 thành viên/HTX và tại TP. Hồ Chí Minh là 33 thành viên/HTX.

Trong số 60 HTX được khảo sát, có 97% HTX góp vốn điều lệ bằng tiền mặt, 3% góp vốn điều lệ bằng đất sản xuất.

 Về mức góp vốn, trong khi vốn điều lệ bình quân của HTX chăn nuôi truyền thống là 566 triệu đồng, trung bình 1 thành viên góp 1,1 triệu đồng, các HTX chăn nuôi có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ cao có vốn điều lệ cao hơn, trung bình đạt 2-5 tỉ đồng/HTX. 

Hầu hết các HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có cơ chế góp vốn không bằng nhau giữa các thành viên, điều này cho phép huy động được nhiều vốn góp từ thành viên hơn. Diện tích ứng dụng công nghệ cao của HTX còn khá nhỏ, trung bình các HTX chăn nuôi có diện tích ứng dụng vào khoảng 2.000-3.000 m2/HTX.

Về quy mô vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao của các HTX chăn nuôi có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số vào khoảng 150 - 600 triệu đồng/HTX.

Vẫn còn nhiều việc phải làm

Dù đã có những chuyển biến lớn, tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, tỷ lệ cán bộ quản lý đã qua đào tạo bậc cao đẳng, đại học trong các HTX chăn nuôi có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số còn khá thấp, chỉ chiếm 15-32%. Đa số cán bộ quản lý HTX mới chỉ được đào tạo qua sơ cấp và trung cấp hoặc học tại các trường nghề.

Kết quả khảo sát về thực trạng chuyển đối số tại các HTX chăn nuôi tại Đông Nam bộ cũng chỉ ra rằng sự hiểu biết của cán bộ quản lý HTX về các công nghệ số, lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng. Phần lớn cán bộ quản lý chưa biết, chưa từng nghe đến những công nghệ cơ bản của chuyển đổi số như Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data),… Bên cạnh đó, kỹ năng sử dụng các thiết bị số cũng được đánh giá ở mức trung bình.

Về năng lực ứng dụng công nghệ cao của lao động dân tộc thiểu số tại các HTX. Nhìn chung, qua khảo sát tại 60 HTX trải đều trên 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ, lực lượng lao động trong các HTX chăn nuôi có thành viên là người dân tộc thiểu số về cơ bản vẫn là lao động phổ thông, tỷ lệ qua đào tạo mới khoảng trên dưới 30%. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước.

Về kết quả, việc ứng dụng công nghệ cao đã và đang giúp các HTX chăn nuôi giảm trung bình 25,3% chi phí về thức ăn chăn nuôi, 50,4% chi phí thuốc thú y, 36,3% chi phí thuê lao động và giảm 43,9% lượng nước sử dụng so với trước đó nhưng lại cho năng suất cây trồng, vật nuôi cao. Ứng dụng công nghệ cao đã giúp các HTX chăn nuôi tăng năng suất, chất lượng vật nuôi trung bình 39,8%. 

Đa số ý kiến (80%) từ các HTX cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao đảm bảo tốt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm, trên 47% số ý kiến cho rằng ứng dụng công nghệ cao đã giúp chất lượng nông sản vượt trội hơn so với trước đây. Hầu hết ý kiến (85,3%) cho rằng ứng dụng công nghệ cao đã giúp cải thiện rõ về hình thức, mẫu mã của nông sản, sản phẩm thịt, có 54,3% ý kiến cho biết sản phẩm công nghệ cao làm tăng giá bán so với sản phẩm cùng loại trước đây.

Nhờ những lợi ích rõ ràng đạt được trong cải thiện năng suất, chất lượng, mẫu mã nông sản và yêu cầu chất lượng của hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch nên quy mô về doanh thu của HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả khá cao. Các HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt doanh thu trung bình 4,2 tỷ đồng/HTX, cao gấp 1,5 lần so với các HTX chăn nuôi không ứng dụng công nghệ cao. Lợi nhuận trung bình của mỗi HTX đạt khoảng 1 tỷ đồng năm. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của HTX đạt 35,7%, tăng mạnh so với mức 14,6% của các HTX không ứng dụng công nghệ cao.

Lệ Chi

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu